Một ngành học đến năm 2025 thiếu đến 150.000 đến 200.000 nhân sự, mức lương cao tới vài nghìn USD

NTTU – Công nghệ thông tin là một trong những ngành tiếp tục được đánh giá là có nhu cầu tuyển dụng cao trong những tháng cuối năm 2023. Dự báo từ nay đến năm 2025, Việt Nam thiếu hụt khoảng 150.000 đến 200.000 kỹ sư IT mỗi năm

Công nghệ thông tin ( IT – Information Technology) là một thuật ngữ bao gồm phần mềm, mạng lưới internet, hệ thống máy tính sử dụng cho việc phân phối và xử lý dữ liệu, trao đổi, lưu trữ và sử dụng thông tin dưới hình thức khác nhau.

Một cách dễ hiểu hơn, Công nghệ thông tin là việc sử dụng công nghệ hiện đại vào việc tạo ra, xử lý, truyền dẫn thông tin, lưu trữ, khai thác thông tin.

Hiện nay, ngành Công nghệ thông tin thường phân chia thành 5 chuyên ngành phổ biến: Khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính, hệ thống thông tin, mạng máy tính truyền thông, kỹ thuật phần mềm.

Công nghệ thông tin hầu như được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực kinh tế. Các dịch vụ cốt lõi để giúp thực thi các chiến lược kinh doanh đó là: quá trình tự động hóa kinh doanh, cung cấp thông tin, kết nối với khách hàng và các công cụ sản xuất.


Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, nhóm ngành CNTT đứng top 2 trong số những ngành học được nhiều thí sinh THPT lựa chọn nhất trong kỳ tuyển sinh THPT năm 2021, với 336.001 nguyện vọng đăng ký (trong khi chỉ lấy 49.582 chỉ tiêu). Điều này chứng minh độ “hot” của ngành học thời đại này, cùng thực tế tỷ lệ thí sinh mong muốn được học tập và làm việc trong ngành CNTT là rất cao.

TS. Nguyễn Kim Quốc – Trưởng Khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành chia sẻ: “CNTT là nhóm ngành đang có xu hướng phát triển và nhu cầu nhân lực rất cao và luôn nằm trong top đầu những ngành có lương và thu nhập cao. Tuy nhiên, trong xu hướng phát triển hiện nay, các ngành đều sẽ có sự thay đổi và sự chênh lệch của mức thu nhập ở nhóm ngành này là khá xa nên sẽ phụ thuộc vào năng lực cá nhân’.

Theo dự báo, đến năm 2025, thế hệ lao động thuộc gen Z sẽ chiếm 30% lực lượng lao động tại Việt Nam với những mong đợi về sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Điều này càng thúc đẩy các mô hình làm việc kiểu mới mở rộng và phát triển.

Trong khi đó, làn sóng đầu tư nước ngoài đã mang đến nhiều cơ hội cho thị trường lao động IT Việt Nam trở nên sôi động nhất từ trước đến nay. Việt Nam đang thu hút các công ty IT lớn trên thế giới và trong khu vực đầu tư, nên các hoạt động tuyển dụng và xây dựng đội ngũ kỹ sư phát triển sản phẩm, dịch vụ được đẩy mạnh.

Làn sóng chuyển đổi số tại Việt Nam cũng đang diễn ra mạnh mẽ, các DN kinh doanh truyền thống cũng bước vào mô hình thương mại điện tử. Điều này đã tạo nên thiếu hụt nhân sự IT của thị trường, trong khi khả năng đáp ứng còn nhiều hạn chế. Ông Nguyễn Hữu Bình, người sáng lập nền tảng TopDev, cho rằng chuyển đổi số không còn là câu chuyện mới mẻ. Đây được xem là xu hướng tất yếu cho sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Trải qua các đợt bùng phát dịch COVID-19 đã tạo nên sự bứt phá của lĩnh vực IT với hàng loạt ý tưởng, cải tiến mới, giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số cho Việt Nam cũng như toàn cầu. “Sự chuyển dịch nhanh chóng này đã tạo ra nhiều cơ hội cho phần lớn những người hoạt động trong lĩnh vực IT. Họ đang được chào đón với nhiều chính sách khá tốt về lương, thưởng và cả những ưu ái về mô hình làm việc linh hoạt nhất có thể” – ông Bình đánh giá.


Khoa CNTT là một trong những khoa thế mạnh của Trường ĐH Nguyến Tất Thành, được thành lập từ năm 2011. Cùng với quá trình xây dựng và phát triển của Nhà trường, Khoa CNTT đã có những bước phát triển lớn mạnh, trở thành địa chỉ đào tạo ngành CNTT được xã hội tín nhiệm cao về chất lượng đào tạo học đi đôi với hành.

Với mục tiêu đào tạo và cung cấp cho thị trường nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao, có kiến thức – kỹ năng – đạo đức nghề nghiệp tốt, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp trong nước và quốc tế, Khoa CNTT NTTU đặc biệt chú trọng đến đội ngũ giảng viên, chương trình đào tạo, đầu tư trang thiết bị thực hành, liên kết đào tạo với doanh nghiệp… Cụ thể:

Khoa CNTT quy tụ được đội ngũ giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng có trình độ cao, là các nhà giáo ưu tú, các tiến sỹ, thạc sỹ, giảng viên được đào tạo, có kinh nghiệm làm việc tại các trường và các học viện lớn trong và ngoài nước.

Thường xuyên được “luyện tay nghề” với dàn máy móc, trang thiết bị hiện đại, sinh viên NTTU dễ dàng thành thạo các quy trình và thao tác với thiết bị cụ thể, từ đó thêm am hiểu cặn kẽ nghề nghiệp, đồng thời có nguồn động lực mạnh mẽ để phát triển trong tương lai.

Chương trình đào tạo của Khoa liên tục được rà soát, cập nhật phù hợp với nhu cầu phát triển của các ngành CNTT trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. Để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động ngành CNTT và chuẩn đầu ra của sinh viên, NTTU rất chú trọng đến việc nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên. Nhà trường đã đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại như phòng thực hành mạng máy tính cấu hình cao; phòng thực hành công nghệ cao và nhiều trang thiết bị thực hành khác với giá trị lên đến hàng tỷ đồng.

 Doanh nghiệp trao tặng SERVER cho Khoa CNTT Trường ĐH Nguyễn Tất Thành

NTTU thường xuyên phối hợp cùng các doanh nghiệp tổ chức các hội thảo chuyên đề, kỳ thực tập doanh nghiệp và ký kết thỏa thuận hợp tác tuyển dụng, thực tập với với đa dạng các công ty, Doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Lựa chọn theo học ngành IT tại NTTU, sinh viên có cơ hội tham gia hàng loạt chuyến tham quan thực tế doanh nghiệp, ngày hội tuyển dụng, Workshops chuyên ngành, Sân chơi học thuật quy mô … cho đến các hoạt động phong trào thu hút. Đây chính là những nét tiêu biểu làm nên khác biệt giữa IT NTTU và các trường có đào tạo ngành học “hợp thời” này.

Bên cạnh các sân chơi “học thuật” thường xuyên được diễn ra tại NTTU, thì các hoạt động ngoại khóa cũng được xem là “đặc sản riêng” tạo nên dấu ấn của sinh viên nhà NTTU

Bên cạnh kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp, sinh viên còn được phát triển khả năng tự nghiên cứu, thử nghiệm để ứng dụng công nghệ đáp ứng các nhu cầu thực tế của đời sống.


Hiện nay, hầu như mọi thứ trong cuộc sống đều liên quan đến việc ứng dụng công nghệ thông tin, các hoạt động trong đời sống xã hội như: giao lưu, giải trí, việc làm đều có thể trở nên dễ dàng hơn nhờ chiếc smartphone nhỏ gọn trong tầm tay đến thế giới đám mây của công nghệ số. Chính vì vậy, theo dự báo của các chuyên gia thì nhu cầu nhân lực cho ngành công nghệ thông tin ngày càng có chiều hướng gia tăng với nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin có thể làm việc trong các công ty, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, các tổ chức, hiệp hội,… liên quan đến các lĩnh vực phát triển, sản xuất, lắp ráp, sửa chữa trang thiết bị phần cứng, chuyên thiết kế, triển khai các giải pháp tích hợp về phần cứng và phần mềm và cả những vấn đề về an ninh mạng như virut, hacker,… Thậm chí, bạn có thể là một chuyên gia IT tự do, hình mẫu ngày càng được ưa thích, làm việc độc lập, không phụ thuộc vào bất kỳ cơ quan, tổ chức nào hoặc có thể cùng một số đồng nghiệp khác lập ra một nhóm hay một công ty của riêng mình. Cụ thể, tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin, bạn có thể đảm nhận các vị trí sau:

– Trở thành lập trình viên phần mềm: người trực tiếp tạo ra các sản phẩm phần mềm

– Kiểm duyệt chất lượng phần mềm: trực tiếp kiểm tra chất lượng các sản phẩm do lập trình viên tạo ra

– Chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống, quản lý dữ liệu, quản trị mạng, kỹ thuật phần cứng  máy tính,…

– Chuyên gia quản lý, điều phối các dự án công nghệ thông tin

1. Chuyên ngành Trí tuệ nhân tạo

a. Họ là ai?

Người làm AI là người thiết kế và phát triển các mô hình AI, huấn luyện và đánh giá các mô hình học máy, phối hợp với các kỹ sư phần mềm, nhà khoa học dữ liệu và các chuyên gia khác.

b. Việc làm sau tốt nghiệp

+ Phân tích, thiết kế hệ thống công nghệ thông tin, quản trị, phát triển, bảo trì, lập trình viên về phân tích dữ liệu, dự đoán xu thế;

+ Nghiên cứu và phát triển các công nghệ robot;

+ Giảng dạy tại các cơ sở đào tạo công nghệ thông tin;

XEM THÊM TẠI ĐÂY

2. Chuyên ngành Khoa học dữ liệu

a. Họ là ai?

Nhà khoa học dữ liệu phân tích dữ liệu doanh nghiệp để chuyển đổi thông tin chi tiết về dữ liệu thành hành động, tạo ra các đồ thị và biểu đồ để thể hiện những xu hướng và dự đoán, tóm tắt dữ liệu giúp các bên liên quan hiểu rõ và triển khai kết quả một cách hữu hiệu.

b. Việc làm sau tốt nghiệp

+ Nhà phân tích, thiết kế hệ thống công nghệ thông tin, quản trị, phát triển, bảo trì, lập trình viên về phân tích dữ liệu, dự đoán xu thế; + Nhà nghiên cứu và phát triển khoa học dữ liệu;

+ Giảng dạy tại các cơ sở đào tạo công nghệ thông tin;

XEM THÊM TẠI ĐÂY

3. Chuyên ngành Kỹ thuật công nghệ thông tin

a. Họ là ai?

Chuyên gia kỹ thuật CNTT chịu trách nhiệm xây dựng, duy trì và quản lý các hệ thống CNTT trong tổ chức. Họ có kiến thức sâu rộng về công nghệ thông tin, kỹ năng quản lý dự án, khả năng làm việc hiệu quả với người dùng và các đội ngũ khác trong tổ chức.

b. Việc làm sau tốt nghiệp

+ Kỹ sư quản trị viên hệ thống, quản lý dự án hệ thống thông tin, quản lý cơ sở dữ liệu, an ninh thông tin…

+ Chuyên gia về quy trình kinh doanh, điều phối dự án hệ thống;

+ Giảng dạy tại các trường, viện nghiên cứu…

XEM THÊM TẠI ĐÂY

4. Chuyên ngành Kỹ thuật máy tính

a. Họ là ai?

Kỹ sư máy tính/chuyên gia kỹ thuật máy tính chịu trách nhiệm về thiết kế, triển khai và duy trì hệ thống máy tính. Họ có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm công nghiệp, nghiên cứu, dịch vụ tư vấn…

b. Việc làm sau tốt nghiệp

+ Kỹ sư phần mềm – phần cứng, quản trị viên hệ thống CNTT;

+ Chuyên gia trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây (cloud computing), tự động hóa;

+ Giảng dạy tại các trường, viện nghiên cứu…

XEM THÊM TẠI ĐÂY

5. Chuyên ngành Khoa học máy tính

a. Họ là ai?

Những người làm việc trong lĩnh vực khoa học máy tính  thường được gọi là các nhà khoa học máy tính. Họ là người nghiên cứu, phát triển, áp dụng các phương pháp và công nghệ trong lĩnh vực máy tính.

b. Việc làm sau tốt nghiệp

+ Kỹ sư nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực máy học; kỹ sư phân tích dữ liệu và khoa học dữ liệu, phát triển phần mềm máy học và ứng dụng trí tuệ nhân tạo;

+ Chuyên gia thị giác máy tính và xử lý ảnh, tư vấn máy học và trí tuệ nhân tạo;

+ Lập trình viên và phân tích hệ thống;

+ Giảng dạy tại các trường, viện nghiên cứu …

XEM THÊM TẠI ĐÂY

6. Chuyên ngành Dữ liệu tài nguyên và môi trường

a. Họ là ai?

Cử nhân Dữ liệu tài nguyên và môi trường có kiến thức từ cơ bản đến nâng cao về lĩnh vực công nghệ thông tin, khoa học dữ liệu tài nguyên môi trường, phân tích rủi ro ảnh hưởng và đánh giá chất lượng môi trường dựa trên các công cụ công nghệ, qua đó đề xuất các giải pháp quản lý và giảm thiểu tác động phù hợp, hiệu quả hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.

b. Việc làm sau tốt nghiệp

+ Chuyên viên phân tích, xử lý dữ liệu nhỏ và lớn liên quan đến tài nguyên môi trường; nghiên cứu về công nghệ thông tin và dữ liệu tài nguyên môi trường

+ Chuyên viên ở các cơ quan hành chính, chuyên môn Nhà nước/tư nhân, hỗ trợ công việc kỹ thuật về xử lý dữ liệu, thống kê và làm các quyết định tài nguyên thiên nhiên, năng lượng và môi trường;

+ Giảng dạy ở các trường cao đẳng, đại học;

XEM THÊM TẠI ĐÂY

Các phương thức xét tuyển

►Thí sinh đăng ký tại đây để được tư vấn chi tiết hơn:

———————————————————————————————

► Đăng ký xét học bạ online ngay bây giờ để được ưu tiên xét tuyển:

Thông tin liên hệ:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

Địa chỉ: 300A Nguyễn Tất Thành, phường 13, quận 4, TP. HCM

Tổng đài: 1900 2039

Hotline: 0902 298 300 – 0906 298 300 – 0912 298 300 – 0914 298 300

Website: ntt.edu.vn hoặc tuyensinh.ntt.edu.vn

Trường ĐH Nguyễn Tất Thành

Tin tức khácXem thêm