Ngành Kỹ thuật điện – điện tử

NTTU – Ngành Kỹ thuật điện – điện tử là sự kết hợp của 2 ngành Kỹ thuật điện và Kỹ thuật điện tử. Sự phát triển nhanh và mạnh của kỹ thuật điện tử trong sản xuất công nghiệp cũng như sinh hoạt dân dụng đã làm cho kiến thức của 2 ngành Điện và Điện tử ngày càng gần nhau hơn, kiến thức cũng như kỹ năng của cán bộ kỹ thuật công nghiệp hiện nay gần như không thể thiếu 2 lĩnh vực này.

1. Triển vọng ngành nghề:

   
 

Mã ngành: 7510301

Tổ hợp xét tuyển:

A00: Toán – Lý – Hóa

A01: Toán – Lý – Anh

D01: Toán – Văn – Anh

D07: Toán – Hóa – Anh

Thời gian đào tạo: 3,5 năm

Kỹ thuật điện – điện tử là một ngành kỹ thuật hiện đại có nhu cầu nhân lực cao ổn định  trong nhóm ngành kỹ thuật công nghệ cần thiết cho các nước đang phát triển theo hướng hiện đại hóa và tự động hóa.

Ngành Kỹ thuật điện – điện tử có nhiều chuyên ngành, trong đó, các chuyên ngành có nhu cầu cao và phổ biến nhất là: Kỹ thuật điện, Kỹ thuật điện tử và Tự động hóa. Đây là những chuyên ngành phát triển trọng điểm của TP HCM và cả nước.

Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh, nhu cầu nhân lực ở nhóm ngành kỹ thuật sẽ tăng cao trong những năm tới đây. Các ngành được chính phủ ưu tiên phát triển trong giai đoạn 2025 – 2035 là: Công nghiệp chế biến, Ngành Điện, Điện tử,Viễn thông, Tự động hóa và Năng lượng mới – năng lượng tái tạo.

Sự phát triển liên tục của các nhà máy công nghiệp hiện đại tại các thành phố lớn và các khu công nghiệp, khu chế xuất càng làm tăng cao nhu cầu tuyển dụng cán bộ kỹ thuật có trình độ cao về điện, điện tử và tự động hóa công nghiệp.

2. Chương trình đào tạo

SV được đào tạo kiến thức đại cương về khoa học tự nhiên và xã hội làm nền tảng để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp như: Toán cao cấp, Lý đại cương, Anh văn giao tiếp, TOEIC… chiếm khoảng 30% thời gian học. Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp chiếm đến 70% thời lượng, bao gồm cơ sở ngành 35% và chuyên ngành 35%.

Kiến thức cơ sở ngành bao gồm những môn cơ sở về điện và điện tử đảm bảo kiến thức để SV có thể chọn theo học các chuyên ngành trên hay học song song 2 chuyên ngành, bao gồm các môn cơ sở về điện như: Điện căn bản, Mạch điện, Khí cụ điện, Máy điện; các môn cơ sở về điện tử như: Linh kiện điện tử, Đo lường – Cảm biến, Mạch tương tự – Kỹ thuật xung, Kỹ thuật số.

Kiến thức chuyên ngành Kỹ thuật điện gồm: Truyền động điện, Trang bị điện, Cung cấp điện, Điện công trình; kiến thức chuyên ngành Kỹ thuật điện tử gồm: Kỹ thuật khuếch âm, Kỹ thuật Audio/ Video, Kỹ thuật phát thanh – truyền hình, Điện thoại – Tổng đài; kiến thức chuyên ngành Tự động hóa gồm: Điện tử công suất kỹ thuật số, Điều khiển lập trình, Điều khiển động cơ dùng Inverter, Kỹ thuật Robot.

Chương trình đào tạo được thiết kế với thời gian học thí nghiệm/thực hành nhiều, học thực hành song song với lý thuyết sẽ giúp SV tiếp thu bài tốt hơn. Khoa có tất cả 10 phòng thí nghiệm/thực hành về Kỹ thuật điện, Lắp đặt điện, Kỹ thuật điện tử, Kỹ thuật xung/số, Điện tử Viễn thông, Đo lường – Cảm biến, Điện tử công suất, Kỹ thuật Robot, Điều khiển lập trình, Khí nén – Điện khí nén.

Cuối chương trình học, sinh viên được giới thiệu thực tập tại các doanh nghiệp, số lượng những doanh nghiệp liên kết với khoa Điện – Điện tử đủ đểsinh viên có điều kiện thực tập tại các cơ sở tốt, một môi trường giúp rèn luyện kỹ năng và tiếp cận được với những hệ thống điện – điện tử đa dạng và hiện đại.

Bên cạnh kiến thức chuyên ngành, SV được đào tạo thêm nhiều kỹ năng nghề có tính thực tiễn cao như: Lắp đặt tủ điện công nghiệp, Thiết kế thi công bảng quảng cáo LED, quang báo, Phần cứng máy tính, Sửa chữa thiết bị điện – điện tử dân dụng, Thiết kế thi công xe tự hành, cánh tay Robot … từ đó SV có khả năng làm việc ngay sau khi ra trường. Song song là việc rèn luyện kỹ năng mềm thông qua các môn học: tiếng Anh, Anh văn chuyên ngành, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, làm việc cộng đồng, kỹ năng xin việc.

Kỹ thuật Điện – Điện tử là một ngành kỹ thuật hiện đại có nhu cầu nhân lực cao ổn định trong nhóm ngành kỹ thuật công nghệ

3. Cơ hội nghề nghiệp

– Trưởng ngành bảo trì, sửa chữa cơ điện trong các doanh nghiệp.

– Trưởng ngành Điện – Điện tử các đơn vị sản xuất hay Trưởng Bộ môn Điện – Điện tử trong các trường học.

– Trưởng chuyền sản xuất trong các nhà máy sản xuất.

– Cán bộ kỹ thuật phòng kiểm định chất lượng trong các doanh nghiệp.

– Cán bộ phòng kỹ thuật trong các doanh nghiệp.

– Giáo viên lý thuyết và thực hành các trường Trung cấp chuyên nghiệp, Trung cấp nghề, Cao đẳng chuyên nghiệp, Cao đẳng nghề.

– Tự tổ chức các cơ sở sửa chữa, kinh doanh thiết bị điện, điện tử, tự động.

– Cơ hội học tập nâng cao trình độ lên Thạc sỹ hay Nghiên cứu sinh tại trường hay các trường khác cùng ngành.

   
 

Năm 2021, ngành Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành xét tuyển theo 5 phương thức gồm:

Phương thức 1: xét tuyển kết quả thi THPT năm 2021

Phương thức 2: xét tuyển kết quả học bạ đạt 1 trong các tiêu chí :

  • Điểm tổ hợp các môn xét tuyển lớp 12 đạt từ 18 trở lên.
  • ĐTB 1 HK lớp 10 + ĐTB 1HK lớp 11 + ĐTB 1 HK lớp 12 đạt từ 18 trở lên (được chọn điểm cao nhất trong 2 HK của mỗi năm học)
  • Điểm Trung bình cả năm lớp 12 đạt từ 6.0 trở lên.

Phương thức 3: xét tuyển kết quả bài thi kiểm tra đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP. HCM.

Phương thức 4: Thi tuyển đầu vào do Trường ĐH Nguyễn Tất Thành tổ chức

Phương thức 5: xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển, cử tuyển

 Thí sinh đăng ký tại đây để được tư vấn chi tiết hơn:

đề án tuyển sinh đại học - cao đẳng 2016 của HUTECH

———————————————————————————————-

 
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở chính: 300A – Nguyễn Tất Thành, Phường 13, Quận 4, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam 
Điện thoại: 1900 2039 (ext: 305)     Fax: (028) 3940 4759 
Hotline: 0902 298 300 – 0906 298 300 – 0912 298 300 – 0914 298 300
Email: tuyensinh@ntt.edu.vn   Facebook: Facebook.com/DaiHocNguyenTatThanh
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành

Tin tức khácXem thêm