Học cách “chữa lành” vết thương tâm lý cùng ngành Tâm lý học

NTTU – Có thể nhận thấy rằng, xã hội càng phát triển, các vấn đề liên quan đến tâm lý của con người ngày càng trở nên phức tạp. Tâm lý học do đó ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối, xây dựng các mối quan hệ lành mạnh, khám phá bản thân, xoa dịu và chữa lành những thương tổn do các vấn đề tâm lý mang lại

Vậy ngành tâm lý học ra làm gì? Mức lương và đãi ngộ của ngành này tại Việt Nam như thế nào? Hãy cùng NTTU tìm hiểu thêm thông qua bài viết dưới đây bạn nha.

1. Ngành Tâm lý học là gì?
Hiểu một cách đơn giản, Tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu tâm trí và hành vi, cụ thể ở đây là ý chí, cảm xúc, nhận thức và hành động của mỗi con người. Ngoài ra, tâm lý học cũng chú tâm đến sự ảnh hưởng của hoạt động thể chất, trạng thái tâm lý, và các yếu tố bên ngoài lên hành vi và tinh thần của con người.

2. Liệu bạn có phải là người phù hợp với ngành Tâm lý học?
Để theo đuổi và chinh phục ngành Tâm lý, nếu chỉ có đam mê đôi khi là chưa đủ. Trên thực tế, các chuyên gia Tâm lý thường sở hữu một số tố chất quan trọng sau đây:

Khả năng lắng nghe và thấu cảm
Dù bạn là một nhà Tâm lý hay đảm nhiệm một vị trí công việc yêu cầu sử dụng các kiến thức Tâm lý, bạn nên biết cách đặt mình vào vị trí của người xung quanh để có những góc nhìn khách quan về sự việc, từ đó biết lắng nghe và cảm thông trước câu chuyện của người đối diện. Phiến diện, bảo thủ hoặc thiếu khả năng thấu cảm là những tính cách không nên có của một chuyên gia trong ngành Tâm lý. Đó cũng chính là lí do những người làm việc áp dụng chuyên môn trong ngành Tâm lý thường sẽ có trí thông minh cảm xúc cao.

Khả năng giao tiếp hiệu quả
Một trong những mục tiêu cơ bản của ngành Tâm lý là kiểm soát và thay đổi hành vi, giúp con người có đời sống tinh thần tốt hơn. Chính vì vậy, sự khéo léo trong giao tiếp là chìa khóa để mở ra những buổi tư vấn tâm lý hiệu quả, cho ra được những giải pháp tối ưu. Một người làm việc trong ngành Tâm lý cần học cách giao tiếp thông minh, đồng thời có cả khả năng diễn đạt thông suốt, với những lý lẽ thuyết phục người nghe.

Sự kiên trì và khả năng chịu đựng áp lực
Đối với những bạn muốn theo học và làm việc trong lĩnh vực Trị liệu Tâm lý, sự kiên trì và khả năng chịu được áp lực công việc cao chính là hai tố chất không thể thiếu. Trọng trách của một nhà Tâm lý Học chính là giúp đỡ người đối diện tìm ra phương hướng giải quyết những khó khăn trong cuộc sống của họ. Công việc này thường đòi hỏi rất nhiều thời gian, công sức và cả chất xám. Do đó, việc trang bị cho bản thân lòng kiên trì, quyết tâm và khả năng không ngại đối diện với áp lực chính là bước đệm cần thiết giúp bạn thành công trên con đường học và làm trong ngành Tâm lý.

Cuối cùng, một chuyên gia trong ngành Tâm lý còn phải có khả năng quan sát và phân tích dữ liệu để đánh giá tình huống chính xác, kết hợp cùng khả năng giải quyết vấn đề để tìm ra những giải pháp Tâm lý cần thiết. Bạn hãy chắc chắn rằng mình sẵn sàng tự trang bị những tố chất kể trên trước khi bước vào ngành Tâm lý nhé!

3. Học ngành Tâm lý học tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành có gì khác biệt?
Theo Th.S Lê Thị Hằng – Trưởng bộ môn Tâm lý Trường ĐH Nguyễn Tất Thành chia sẻ: “ Từ việc nhận thức đúng đắn đầy đủ về vai trò cũng như tầm quan trọng của ngành Tâm lý đối với sự phát triển của xã hội. Ngay từ khi xây dựng chương trình đào tạo Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã định hướng đào tạo đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, đó là đào tạo theo hướng tham vấn và trị liệu vì vậy sinh viên khi theo học sau khi tốt nghiệp có kỹ năng về tham vấn và trị liệu cũng như ngoài những kiến thức được học về chuyên ngành thì sinh viên còn được trang bị thêm những kỹ năng như giao tiếp, lắng nghe, xử lý tình huống…và bên cạnh đó, sinh viên còn được trang bị một lượng kiến thức rất lớn về ngoại ngữ để các bạn có cơ hội mở rộng tìm kiếm công việc. Ngoài ra, đội ngũ giảng viên là những người có trình độ, kinh nghiệm làm việc lâu năm tại các doanh nghiệp qua đó sinh viên được học hỏi và có thể hình dung được công việc mà các bạn sẽ làm thông qua các giảng viên mà mình đang theo học.

Sinh viên ngành Tâm lý học tại một buổi học thực hành 

Cộng đó, định hướng của Nhà trường là thực học – thực hành – thực danh – thực nghiệp nên trong quá trình đào tạo sinh viên ngành Tâm lý luôn được trang bị kiến thức về cả lý thuyết và thực hành ngay tại các doanh nghiệp. Ngoài ra, Nhà trường chú trọng đầu tư về cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy, học tập, riêng đối với ngành Tâm lý Nhà trường đã và đang xây dựng phòng học tư vấn tâm lý để cho sinh viên có thể thực hành trong quá trình học”.

4. Cơ hội việc làm của sinh viên theo học ngành Tâm lý học tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành có gì khác biệt?
Với ưu thế lớn là Trường ĐH Nguyễn Tất Thành nằm trong khối doanh nghiệp, vì vậy trong quá trình đào tạo Nhà trường rất dễ nhận ra được nhu cầu của doanh nghiệp và đào tạo theo hướng mà doanh nghiệp mong muốn.

Ngoài ra, Nhà trường có một đội ngũ giảng viên là các doanh nhân, CEO…từ các doanh nghiệp tham gia giảng dạy tại trường nên việc các bạn sinh viên từ khi còn theo học trên ghế Nhà trường dễ dàng làm quen với phong cách làm việc từ các giảng viên và có nhiều cơ hội thực tập hơn tại các doanh nghiệp.

Sinh viên ngành Tâm lý học thường xuyên được tham gia các buổi hội thảo, workshop..về các chủ để liên quan đến ngành học của mình, thông qua các chương trình này các bạn sinh viên sẽ được trau dồi thêm kiến thức, kỹ năng và học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm cho bản thân

Cộng đó, Nhà trường thường xuyên tổ chức các sự kiện ngày hội việc làm, đây là cầu nối giúp sinh viên có cơ hội thể hiện năng lực bản thân và tìm được việc làm theo đúng chuyên ngành đào tạo và cũng là dịp để Nhà trường triển khai các hoạt động hợp tác với doanh nghiệp một cách bền vững, gắn kết hơn. Đồng thời, thông qua chương trình, Nhà trường nắm bắt kịp thời tiêu chí tuyển dụng lao động của doanh nghiệp, ngành nghề mà doanh nghiệp đang cần, từ đó đào tạo lao động theo nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội.

Chính vì vậy, sinh viên trường ĐH Nguyễn Tất Thành nói chung và sinh viên ngành Tâm lý nói riêng đã có được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp hoặc thậm chí vào năm cuối cũng có thể tham gia làm việc tại các doanh nghiệp.

5. Triển vọng nghề nghiệp ngành Tâm lý học
“Làm sao để chữa lành” là cụm từ khóa đạt mức được tìm kiếm nhiều nhất mọi thời đại, theo kết quả tổng kết xu hướng tìm kiếm nổi bật năm 2021 cùa Google thậm chí là Liên Hợp Quốc đã đưa ra thông điệp cho năm 2021 là năm của sự chữa lành. Và đến nay, năm 2023 thì có rất nhiều người trên toàn cầu vẫn đang trên hành trình để xoa dịu những tổn thương của mình. “Chữa lành” hay trong tiếng Anh là hay trong tiếng Anh là Healing, được hiểu một cách đơn giản đó chính là việc đối mặt, chấp nhận ,và vượt qua được những cú sốc tâm lý, hoặc những biến cố trong cuộc sống.

Đại diện Tổ chức Y tế thế giới cho biết tỉ lệ người dân gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần đang có xu hướng gia tăng và theo thống kê tại Việt Nam tỉ lệ mắc 10 rối loạn tâm thần thường gặp là 14,9% dân số tương đương gần 15 triệu người.

Tại NTTU sinh viên thường xuyên được tham gia vào các kỳ thực tập, tham quan doanh nghiệp. Đây được xem là bước nối từ giảng đường đến với công việc, nhằm rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn, giúp sinh viên cập nhật kiến thức thực tế và có cái nhìn cận cảnh hơn về môi trường làm việc trong tương lai. Những kỳ thực tập không chỉ giúp sinh viên nâng cao về kiến thức và kỹ năng, mà quan trọng hơn hết là định hình được thái độ nghiêm túc và chuyên nghiệp trong học tập cũng như công việc để đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động trong nước và khu vực.

Cũng vì thực tế đó, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành quyết định đẩy mạnh chương trình đào tạo cử nhân ngành Tâm lý học, nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao về khoa học tâm lý và định hướng ứng dụng chuyên ngành sâu về Tham vấn trị liệu tâm lý, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội và chăm sóc đời sống tinh thần. Sinh viên tốt nghiệp ngành Tâm lý học có khả năng làm việc ở các lĩnh vực có liên quan đến đời sống tâm lí con người cũng như đảm nhiệm công việc trên các lĩnh vực:

Nhà tâm lý học đường: Làm việc tại các trường học với vị trí phụ trách tâm lý học đường, hỗ trợ giáo viên, cha mẹ học sinh trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Nhà trị liệu tâm lý: Làm việc tại các bệnh viện tâm thần, các trung tâm tư vấn, trị liệu tâm lý.
Chuyên viên tham vấn: Làm việc tại các trung tâm tư vấn, trực các đường dây nóng, tổ chức phi chính phủ…
Nhà tâm lý học: Làm việc ở các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu, các công ty truyền thông…
Nhà tư vấn tuyển dụng: Làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp, các trung tâm nghiên cứu, bệnh viện… phụ trách bộ phận nhân sự, chăm sóc, quan hệ khách hàng tại các công ty hoặc làm giảng viên, nhà nghiên cứu về tâm lý con người tại các viện, trung tâm, trường đại học.

6. Phương thức xét tuyển ngành Tâm lý học tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành
Cụ thể, tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành trong mùa tuyển sinh 2023 Nhà trường sử dụng 04 phương thức xét tuyển như sau:

Hy vọng những thông tin trên đã giúp các bạn hiểu rõ về ngành Tâm lý học của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành. Chúc các bạn học tập thật tốt và chạm đến ước mơ của mình nhé!

Thí sinh đăng ký tại đây để được tư vấn chi tiết hơn:

———————————————————————————————-

► Đăng ký xét học bạ online ngay bây giờ để được ưu tiên xét tuyển:

Cẩm Thạch

Tin tức khácXem thêm