Tuyển sinh 2017: Hạn chế hồ sơ ảo với dữ liệu chung từ phần mềm tuyển sinh mới của Bộ

Kênh VTV1: Tập huấn phần mềm tuyển sinh Quốc gia năm 2017 tại Đại học Nguyễn Tất Thành

Cổng TTĐT Chính phủ TP.HCM: Hướng dẫn kỹ năng sử dụng phần mềm tuyển sinh cho 350 giáo viên

Sài Gòn Giải phóng: Xét tuyển ĐH, CĐ 2017: Sử dụng dữ liệu chung, hạn chế thí sinh ảo

Tiền phong: Tuyển vượt chỉ tiêu, các trường sẽ bị phạt nặng

Người lao động: Lọc ảo 3 lần để xác định điểm chuẩn ĐH

Vietnamnet: Chuẩn bị phương án lọc thí sinh ảo

Dân trí: Trường đại học phải công bố ngưỡng đầu vào trước ngày 15/7

 

Trong hai ngày 12, 13/06 Bộ GD&ĐT đã tổ chức chương trình “Tập huấn hướng dẫn sử dụng phần mềm tuyển sinh đại học – cao đẳng 2017” tại trường ĐH Nguyễn Tất Thành, số 331 quốc lộ 1A, phường An Phú Đông, quận 12, TP.HCM.

Đây là hoạt động nhằm giúp các trường đại học – cao đẳng sư phạm ở khu vực phía Nam chạy thử phần mềm, qua đó, các trường sẽ trao đổi, đóng góp để hoàn thiện phần mềm phục vụ cho công tác tuyển sinh sắp tới. Trực tiếp hướng dẫn đợt tập huấn lần này là PGS-TS. Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, PGS-TS. Trần Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, PGS-TS. Trần Văn Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD&ĐT), PGS-TS. Nguyễn Hội Nghĩa, Phó Giám đốc ĐHQG TP.HCM, TS. Hà Hữu Phúc, Vụ trưởng, Giám đốc Cơ quan đại diện của Bộ GD&ĐT tại TP.HCM.

Đến tham gia khóa tập huấn, các đại biểu sẽ được hướng dẫn chi tiết cách xuất dữ liệu dùng cho phần mềm tuyển sinh, các bước nhập dữ liệu, điều chỉnh thông số đầu vào, cách nhập kết quả sơ tuyển, nhập điểm năng khiếu, nhập thông tin thí sinh được tuyển thẳng, cách thức lọc ảo, xuất dữ liệu sau khi lọc ảo, cũng như cách xuất kết quả trúng tuyển dự kiến gửi lên Bộ GD&ĐT để Bộ tiến hành lọc lần cuối để làm thủ tục nhập học cho thí sinh.

Chương trình tập huấn năm nay sử dụng dữ liệu có sẵn do Bộ cung cấp với điểm số là kết quả giả định. Quá trình lọc ảo sẽ thực hiện qua 3 lần, sau khi tất cả các trường nhập đầy đủ dữ liệu thông tin cho Bộ GD&ĐT. Theo đó, các thí sinh được tuyển thẳng, trúng tuyển theo đề án tuyển sinh riêng, thí sinh nộp hồ sơ nhập học vào trường nào thì trường đó phải đưa thông tin lên dữ liệu chung để Bộ tiến hành khóa thông tin, tránh trường hợp thí sinh này sẽ nộp hồ sơ xét tuyển lần nữa

Quy trình lọc ảo của phần mềm tuyển sinh 2017 được xây dựng dựa trên nguyên tắc tôn trọng quyền tự chủ của các trường, việc quyết định điểm chuẩn, danh sách trúng tuyển đều do chính các trường tự quyết định mà không có sự can thiệp nào từ Bộ. Việc sử dụng phần mềm tuyển sinh “lọc ảo” cũng tạo điều kiện cho thí sinh có điểm số cao trúng tuyển vào đúng ngành học mà mình mong muốn, đồng thời hạn chế được những trường hợp điểm cao nhưng lại vào ngành có điểm đầu vào thấp.

Theo PGS-TS. Trần Văn Nghĩa: “Kỳ thi THPT quốc gia 2017 có rất nhiều thay đổi, đặc biệt là quy định về việc không giới hạn số lần đăng ký nguyện vọng xét tuyển của thí sinh, số lượng thí sinh “ảo” năm nay có khả năng sẽ cao hơn rất nhiều so với những năm trước. Do đó, việc sử dụng phần mềm tuyển sinh mới này sẽ giúp các trường tham gia nhóm xét tuyển chung loại trừ được lượng hồ sơ ảo rất nhiều.

Bài: Thanh Hương

Ảnh: Duy Anh

Tin tức khácXem thêm