Trường ĐH Nguyễn Tất Thành tuyển sinh tiến sĩ ngành Công nghệ thông tin

NTTU – Trường ĐH Nguyễn Tất Thành thông báo tuyển sinh tiến sĩ ngành Công nghệ thông tin đợt 1 năm 2023, thời gian nhận hồ sơ đến hết ngày 21/04/2023

I. Chỉ tiêu và hình thức tuyển sinh

TT

Ngành tuyển sinh

Mã số

Chỉ tiêu

Kiểm tra và đánh giá thí sinh

1

Công nghệ thông tin

9480201

25

Trình bày đề cương tổng quát đề tài nghiên cứu và kế hoạch thực hiện trước Hội đồng chấm đề cương.

II. Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển.

III. Yêu cầu chung đối với người dự tuyển:

     1. Có bằng thạc sĩ phù hợp với chuyên ngành đăng kí dự tuyển. Trường hợp chưa có bằng thạc sĩ thì phải có bằng tốt nghiệp đại học loại giỏi trở lên ngành phù hợp với ngành đăng kí dự tuyển, hoặc tốt nghiệp trình độ tương đương bậc 7 theo khung trình độ quốc gia Việt Nam ở một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù phù hợp với ngành đào tạo tiến sĩ;

Ngành phù hợp

Ngành gần

  1.      Công nghệ thông tin

  2.      An toàn thông tin

  3.      Khoa học máy tính

  4.      Kỹ thuật máy tính

  5.      Kỹ thuật phần mềm

  6.      Hệ thống thông tin

  7.      Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu

  8.      Quản lý công nghệ thông tin

  9.      Quản lý hệ thống thông tin

  1.       Kỹ thuật mật mã

  2.       Kỹ thuật viễn thông

  3.       Khoa học tính toán

  4.       Hệ thống thông tin quản lý

  5.       Toán tin

  6.       Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

  7.       Kỹ thuật điện tử

  8.       Toán ứng dụng

  9.       Thống kê

2. Có kinh nghiệm nghiên cứu thể hiện qua luận văn thạc sĩ của chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu; hoặc bài báo, báo cáo khoa học đã công bố; hoặc có thời gian công tác từ 02 năm (24 tháng) trở lên là giảng viên, nghiên cứu viên của các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học và công nghệ;

3. Có Phiếu đăng kí dự xét tuyển nghiên cứu sinh, một dự thảo/bài luận về dự định nghiên cứu, trong đó trình bày rõ ràng đề tài hoặc lĩnh vực nghiên cứu, lý do lựa chọn lĩnh vực nghiên cứu, mục tiêu và mong muốn đạt được, lý do lựa chọn Nhà trường; dự kiến kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khóa thực hiện trong từng thời kỳ của thời gian đào tạo; những kinh nghiệm, kiến thức, sự hiểu biết cũng như những chuẩn bị của thí sinh trong vấn đề hay lĩnh vực dự định nghiên cứu; dự kiến việc làm sau khi tốt nghiệp; đề xuất người hướng dẫn.

4. Có đủ trình độ ngoại ngữ để tham khảo tài liệu, tham gia hoạt động quốc tế về chuyên môn phục vụ nghiên cứu khoa học và thực hiện đề tài luận án quy định tại Khoản 2 Điều 7 của Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 6 năm 2021 của Bộ GD&ĐT.

5. Người dự tuyển là công dân nước ngoài nếu đăng kí theo học chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ bằng tiếng Việt phải có chứng chỉ tiếng Việt tối thiểu từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài và phải đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ thứ hai do Hiệu trưởng quyết định, trừ trường hợp là người bản ngữ của ngôn ngữ được sử dụng trong chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ.

IV. Hình thức và thời gian đào tạo

1. Thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ đối với người có bằng thạc sĩ là 3 năm (36 tháng) tập trung liên tục; đối với người có bằng tốt nghiệp đại học là 4 năm (48 tháng) tập trung liên tục.

2. Trường hợp nghiên cứu sinh không theo học tập trung được và được Nhà trường chấp nhận thì chương trình đào tạo và nghiên cứu của nghiên cứu sinh phải có tổng thời gian học và nghiên cứu như quy định tại Khoản 1 Điều này, trong đó có ít nhất 12 tháng tập trung liên tục tại Nhà trường để thực hiện đề tài nghiên cứu.

3. Nghiên cứu sinh được phép hoàn thành chương trình đào tạo sớm hơn so với kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khóa không quá 01 năm (12 tháng), hoặc chậm hơn so với kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khóa nhưng tổng thời gian đào tạo không vượt quá 06 năm (72 tháng) tính từ ngày quyết định công nhận nghiên cứu sinh có hiệu lực đến thời điểm hoàn thành các thủ tục trình luận án cho Nhà trường, trước khi thực hiện quy trình phản biện độc lập và thành lập Hội đồng đánh giá luận án cấp Trường. Thời gian nghiên cứu sinh được điều động vào lực lượng vũ trang và nghỉ hộ sản theo quy định Nhà nước không tính trong thời gian đào tạo.

4. Đào tạo trình độ tiến sĩ được thực hiện theo hình thức chính quy; nghiên cứu sinh phải dành đủ thời học tập, nghiên cứu tại Nhà trường theo kế hoạch đã được phê duyệt; trong đó khi đăng ký đủ 30 tín chỉ trong một năm học được xác định là tập trung toàn thời gian.

V. Hồ sơ đăng ký dự tuyển

1. Đơn đăng ký dự tuyển (theo mẫu: );

2. Lý lịch khoa học của người dự tuyển (theo mẫu: , có xác nhận của cơ quan/địa phương, có đóng dấu giáp lai ảnh);

3. Bản sao bằng tốt nghiệp đại học, bản sao bảng điểm tốt nghiệp đại học;

4. Bản sao bằng tốt nghiệp thạc sĩ, bản sao bảng điểm thạc sĩ;

5. Bản sao văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ;

6. Bảng điểm các môn học bổ túc kiến thức hoặc chuyển đổi (nếu có);

7. 06 bản bài luận về hướng nghiên cứu (theo mẫu);

8. Bản sao các công trình nghiên cứu khoa học của người dự tuyển;

9. Giấy chứng nhận sức khỏe;

10. Giấy đồng ý của người hướng dẫn (theo mẫu);

11. Lý lịch khoa học của người hướng dẫn;

12. Bản sao các công trình nghiên cứu khoa học của người hướng dẫn;

13. 02 thư giới thiệu của nhà khoa học cùng ngành (theo mẫu);

14. Giấy chứng nhận đối tượng chính sách (nếu có);

15. 02 ảnh 3×4 (ghi rõ họ tên, ngày sinh phía sau ảnh).

*Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

VI. Kế hoạch tuyển sinh

Nội dung

Mốc thời gian

Thời gian nhận hồ sơ đến 21/04/2023
Thời gian công bố xét tuyển (dự kiến) 22/04/2023

Tổ chức đánh giá đề cương nghiên cứu (dự kiến)

19/05/2023
Thời gian làm thủ tục nhập học (dự kiến) 24/05/2023 – 31/05/2023
Thời gian học chính thức (dự kiến) 06/06/2023

 

VII. Đánh giá hồ sơ dự tuyển, bao gồm các nội dung:

     1. Văn bằng và kết quả đào tạo: Đánh giá văn bằng và kết quả học tập của người dự tuyển tại các bậc đại học và thạc sĩ.

     2. Bài báo hoặc báo cáo khoa học: Được đánh giá dựa trên mức độ uy tín của tạp chí hoặc hội nghị, hội thảo khoa học, sự phù hợp với hướng nghiên cứu và ngành đăng ký dự tuyển của người dự tuyển, chất lượng bài viết…

3. Trình độ ngoại ngữ.

4. Ý kiến đánh giá, nhận xét và ủng hộ người dự tuyển trong thư giới thiệu: Dựa trên uy tín của người giới thiệu; nội dung giới thiệu (nhận xét sâu sắc hoặc sơ sài, thể hiện mức độ quan tâm của người giới thiệu đối với người dự tuyển)

VIII. Đánh giá đề cương nghiên cứu

Chất lượng đề cương nghiên cứu: Được đánh giá dựa trên sự thuyết phục trong cách thức người dự tuyển đặt vấn đề nghiên cứu; mức độ sâu sắc và bao quát của phần tổng quan các lý thuyết và nghiên cứu có liên quan; tính khoa học của các phần mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu (rõ ràng), phương pháp nghiên cứu dự kiến (phù hợp), kế hoạch nghiên cứu (khả thi); sự trình bày chặt chẽ, logic và thuyết phục ở các nội dung khác…

Người dự tuyển trình bày về đề cương nghiên cứu và kế hoạch thực hiện trước tiểu ban chuyên môn xét tuyển nghiên cứu sinh.

IX. Địa điểm nộp hồ sơ, các khoản phí và thông tin liên hệ, hỗ trợ

     1. Thời gian: Từ 7h30 đến 18h00 (từ thứ Hai đến thứ Sáu)

     2. Địa điểm:

Viện Đào tạo Sau đại học – Trường ĐH Nguyễn Tất Thành

Địa chỉ: Số 300A Nguyễn Tất Thành, P.13, Q.4, TP.Hồ Chí Minh.

Hotline/Zalo: 0888.298.300 – Điện thoại: 1900 2039 (ext: 379)

Email: saudaihoc@ntt.edu.vn; Website: saudaihoc.ntt.edu.vn

Fanpage : https://www.facebook.com/saudaihoc.ntt.edu.vn

     3. Mức học phí, lệ phí hồ sơ :

– Học phí: 30.000.000vnd/học kì

– Lệ phí hồ sơ: 3.000.000vnd

     4. Thông tin chuyển khoản

TRƯỜNG ĐH NGUYỄN TẤT THÀNH

1/ Ngân hàng Agribank Sài Gòn – Số tài khoản: 1600201064997

2/ Ngân hàng Vietinbank – Chi nhánh 2, TPHCM – Số tài khoản: 123000057247

3/ Ngân hàng Vietcombank – Số tài khoản: 0071000722578

Nội dung ghi như sau: “Họ tên – Nộp lệ phí xét tuyển Tiến sĩ

*Lưu ý: Sau khi chuyển khoản thành công thí sinh vui lòng chụp lại nội dung và gửi qua số zalo 0888 298 300./.

 

Trường ĐH Nguyễn Tất Thành

Tin tức khácXem thêm