Tiết kiệm điện, bảo vệ hành tinh xanh

Từ năm 600 trước Công nguyên, người Hy Lạp cổ đã biết rằng nếu cọ xát hổ phách thì nó có thể hút được những mẩu giấy. Đến trước năm 1672, cũng chưa có một tiến bộ nào trong việc nghiên cứu về điện. Vào năm 1672, ông Otto Fon Gerryk khi để tay bên cạnh quả cầu bằng lưu huỳnh đang quay đã nhận được sự tích điện lớn hơn. Vào năm 1729, ông Stefan Grey đã tìm ra được có một số chất, trong đó có kim loại, có thể dẫn điện. Những chất như vậy gọi là chất dẫn điện. Ông ta cũng phát hiện ra rằng những chất khác như thuỷ tinh, lưu huỳnh, hổ phách và sáp không dẫn điện. Những chất đó được gọi là những chất cách điện.

Việt Nam hưởng ứng lời kêu gọi khẩn cấp tiết kiệm điện của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA)
nên đã triển khai chương trình tiết kiệm điện trên quy mô toàn quốc

Bước tiến tiếp theo trong việc nghiên cứu về dòng điện là vào năm 1733, khi một người Pháp có tên là Duy Phey tìm ra vật tích điện dương và vật tích điện âm, mặc dù ông cho rằng đó là hai loại điện khác nhau. Bedzamin Franklin là người đầu tiên thử giải thích thế nào là dòng điện. Theo ông, tất cả các chất trong tự nhiên đều có chứa “chất lỏng điện”. Khi hai chất va chạm vào nhau thì một số “chất lỏng” của chất này sẽ bị lấy sang chất khác. Ngày nay chúng ta nói “chất lỏng” được cấu tạo từ những điện tử mang điện tích âm. Bộ môn khoa học nghiên cứu về điện phát triển rầm rộ từ năm 1880, khi mà Alexandro Volta đã sáng chế ra pin. Phát minh này đã mang đến cho loài người nguồn năng lượng thường xuyên và kéo theo nó tất cả những phát minh quan trọng nhất trong lĩnh vực này.

Thử nghĩ xem, nếu không có điện thì những phát minh mang tính khoa học cao, những công trình nghiên cứu vĩ đại, những tác phẩm mang tính khoa học có ra đời và duy trì được hay không?

Điện – một thứ tưởng chừng vô hạn, nhưng không phải vậy! Dòng điện mà chúng ta đang sử dụng là cả một quá trình của sự cố gắng và kết hợp cùng sự giúp đỡ của mẹ thiên nhiên (Mặt Trời, sức gió, sức nước,…)

Sử dụng điện quá nhiều không những lãng phí kinh tế gia đình mà còn gây hiệu ứng nhà kính, góp phần cho sự nóng lên của Trái Đất.

Nghe thì có vẻ không có gì to tác. Nhưng sự thật thì, sự nóng lên của trái đất chính là nguyên nhân ảnh hưởng đến thời tiết, gây thiên tai và sự tuyệt chủng của các loài động, thực vật!

Vậy tại sao không sử dụng điện năng một cách tiết kiệm hơn? Đó không những là biện pháp tích cực để bảo vệ môi trường, ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu và chống lãng phí khoản chi cực lớn và còn chia sẻ nguồn điện cho mọi người cùng nhau sử dụng.

Lượng điện tiêu thụ càng nhiều, các nhà máy điện năng sẽ không đủ cung cấp, gây ra tình trạng ngày càng thiếu hụt điện cho cả nước, dẫn đến thiếu hụt điện toàn cầu.

Để động viên cho các gương điển hình trong việc tiết kiệm điện, đầu năm 2019, đồng loạt các địa phương trong cả nước 
tổ chức Hội nghị tổng kết Chương trình thi đua gia đình tiết kiệm điện

Chúng ta hãy cùng thực hiện vài phương pháp sau, vừa mang con người gần gũi với thiên nhiên, vừa tốt cho sức khỏe, hơn thế là tiết kiệm chi phí và bảo vệ Trái Đất trước nạn nóng lên toàn cầu:

1. Tận dụng tối đa nguồn ánh sáng tự nhiên

2. Thay đổi bóng đèn thắp sáng

3. Tắt đèn khi đi ra khỏi phòng

4. Chọn mua các thiết bị phù hợp với nhu cầu của người sử dụng

5.  Rút phích cắm tất cả các thiết bị không sử dụng

6. Thay thế các thiết bị điện cũ

Vậy nhé, với các hành động nhỏ, chúng ta nên thường xuyên thực hành sao cho trở thành ý thức thường trực, là chúng ta đã cùng chung tay tạo cho hành tinh xanh của chúng ta mãi bền vững, môi trường sống ngày càng tốt đẹp hơn.

Điện – khơi nguồn cho sự phát triển.
Điện –khơi nguồn cho sự sáng tạo.
Điện – khơi nguồn cho tương lai.

Hãy bảo vệ trái đất – trước biến đổi khí hậu khôn lường

Bài: Đại học Nguyễn Tất Thành

Ảnh: Internet

Tin tức khácXem thêm