Thay đổi phương pháp đào tạo – Nâng cơ hội việc làm cho sinh viên

PGS. TS. Nguyễn Mạnh Hùng, hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành từng chia sẻ ngay từ năm nhất, năm hai đa số sinh viên khá, giỏi của Trường đã tìm được việc làm thêm và tới năm 3-4 đã được doanh nghiệp mời gọi tới làm việc với mức lương hấp dẫn.

Vì sao sinh viên ĐH Nguyễn Tất Thành luôn “hấp dẫn” nhà tuyển dụng?

Một trong những yếu tố mà các doanh nghiệp ngại tuyển dụng sinh viên đó chính là thiếu các kỹ năng mềm. Kiến thức chuyên môn mới chỉ cần nhưng chưa đủ trong doanh nghiệp vì đây là môi trường chuyên nghiệp có tính cạnh tranh cao. Là trường nằm trong doanh nghiệp ĐH nguyễn Tất Thành hiểu rõ doanh nghiệp cần gì ở người lao động nên trong phương châm đào tạo của nhà trường là tuyển sinh phải gắn với tuyển dụng, đào tạo gắn với cung ứng nguồn nhân lực. Nhằm giúp sinh viên có thể đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, ĐH Nguyễn Tất Thành đã trang bị cho sinh viên các kỹ năng ngoại ngữ, tin học và đặc biệt là các kỹ năng mềm như:  kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng đàm phán, kỹ năng làm việc nhóm…. Bên cạnh đó việc ký kết hợp tác và tạo ra liên minh chiến lược với các doanh nghiệp cũng giúp sinh viên có cơ hội được đi thực tập, thực tế tại doanh nghiệp đồng thời mở ra cơ hội việc làm cho các em.

Ngoài những giờ học trên lớp, sinh viên còn được tham gia các lớp học kỹ năng để nâng cao kỹ năng mềm

Phương pháp đào tạo của Trường cũng được thay đổi cho phù hợp với yêu cầu từ doanh nghiệp, tăng thực hành, giảm lý thuyết. Đội ngũ giảng viên cũng được “làm mới”, 50% giảng viên của Trường là các doanh nhân, các chuyên viên cao cấp đã được chuẩn hóa đến từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Với tư cách một nhà tuyển dụng họ biết mình cần gì ở sinh viên và sinh viên cần phải học những gì mới có thể đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Ngoài đứng lớp các giảng viên doanh nhân này còn tham gia cố vấn, góp ý chương trình đào tạo cho Nhà trường và quan trọng hơn cả là họ đã truyền thụ cho sinh viên ý thức để tự khẳng định mình trong một doanh nghiệp với rất nhiều sự cạnh tranh.

Xây dựng các mô hình thực hành cho sinh viên

Có một thực tế rằng, chương trình đạo tạo của các trường đại học của Việt Nam nói chung chủ yếu mới dừng lại ở lý thuyết, phần thực hành thực tập trên thực tế còn nhiều hạn chế như: sinh viên không tìm kiếm được nơi thực tập hay có tìm được nơi thực tập mới chỉ được tiếp cận sơ sơ. Nhiều sinh viên khi đi thực tập chỉ làm chiếu lệ cho qua mà không được thực tập đúng nghĩa dẫn tới tình trường sau khi tốt nghiệp sinh viên phải mất nhiều thời gian để học việc, làm quen với môi trường làm việc chuyên nghiệp, doanh nghiệp cũng tốn không ít công sức để đào tạo lại sinh viên. Hiểu được điều này ban giám hiệu Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã đầu tư kinh phí để các khoa xây dựng mô hình các ngành học nhằm giúp sinh viên thực hành, làm quen với môi trường thực tế. Hiện nay, tại Trường ĐH Nguyễn Tất thành đang có các mô hình doanh nghiệp thu nhỏ Những mô hình doanh nghiệp thu nhỏ trong trường học như: mô hình nhà hàng, khách sạn 5 sao (khoa Du lịch và Việt Nam học), xây dựng phim trường để sinh viên khối ngành Nghệ thuật có không gian sáng tạo tác phẩm của mình, Ngân hàng mô phỏng, phòng thực hành kế toán ảo cho sinh viên khoa Tài chính Kế toán, Xưởng sản xuất bánh của khoa Công nghệ – Hóa – Thực phẩm, Phòng khám đa khoa của khối ngành sức khỏe. Những mô hình này đã giúp sinh viên tiếp cận một cách cụ thể hơn về ngành học của mình, đồng thời thực hành một cách nhuần nhuyễn các bước, cách thức giải quyết công việc trong thực tế.

Mô hình Nhà hàng – khách sạn 4 sao là nơi để sinh viên khoa Du lịch và Việt Nam học thực hành

Là đại học ứng dụng thực hành, lấy người học làm trung tâm và môi trường học tập hiện đại giàu tính thực tiễn, sinh viên các ngành đào tạo của ĐH Nguyễn Tất Thành luôn được thụ hưởng những điều kiện học tập, thực hành tốt nhất. Từ lợi thế được học tập và thực hành trong các mô hình doanh nghiệp thu nhỏ như thế, sinh viên ĐH Nguyễn Tất Thành hoàn toàn có thể tự tin chinh phục những nhà tuyển dụng khó tính nhất.

Phượng Nguyễn

Tin tức khácXem thêm