Những điểm mạnh của ngành Y học cổ truyền

Bác sĩ Y học cổ truyền khám bệnh, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền; Nghiên cứu khoa học ; giảng dạy và cố vấn chuyên môn cho công ty Dược.

Tại khu vực các tỉnh phía Nam và Thành phố Hồ Chí Minh, sự phát triển về kinh tế, văn hóa đã dẫn đến nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh ngày càng tăng cao, đặc biệt là các phương pháp điều trị tự nhiên, không dùng thuốc. Đáp ứng xu thế này, nhiều trường đại học đã đào tạo bác sĩ Y học cổ truyền để tăng cường nhân lực chất lượng, có kiến thức sâu rộng về y học cổ truyền và phương pháp chữa bệnh tự nhiên.

Với mục tiêu đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe bằng y học cổ truyền của cộng đồng và đào tạo ra đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, sang y đức, Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng ý cho Trường Đại học Nguyễn Tất Thành mở và đào tạo ngành đào tạo Bác sĩ Y học cổ truyền (Mã ngành: 7720115) vào năm 2024.

 

Thời gian đào tạo: 6 năm
Văn bằng: Bác sĩ Y học cổ truyền

Chuyên ngành Bác sĩ Y học cổ truyền đào tạo thời gian 6 năm, có 207 tín chỉ. Sinh viên học lý thuyết và ứng dụng vào thực hành sớm từ năm thứ nhất và liên tục trong 6 năm tại các bệnh viện như: Viện Y Dược học dân tộc Tp.HCM, Bệnh viện nhân dân Gia Định, Bệnh viện An Bình, Bệnh viện Lê Văn Thịnh, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Bệnh viện Nguyễn Trãi…

Mỗi môn học, sinh viên sẽ được học ứng dụng thực hành tương ứng tại các Khoa/Phòng trong bệnh viện như: Khoa châm cứu và Dưỡng sinh, Khoa Nội Y học cổ truyền, Khoa Lão khoa y học cổ truyền, Khoa Ngoại phụ Y học cổ truyền …
Ngoài ra, năm 1 và năm 2 sinh viên học những môn học cơ bản liên quan đến kỹ năng nghề như Giải phẫu, sinh lý, sinh lý bệnh miễn dịch, Kỹ năng y khoa,… Các môn học kỹ năng mềm để tăng năng lực tiếp cận chăm sóc sức khoẻ phục vụ cộng đồng xã hội và anh văn chuyên ngành Y học giúp nâng cao khả năng phiên dịch tạo cơ hội việc làm trong khối ngành sức khỏe, hợp tác quốc tế.

Đội ngũ giảng viên là những giảng viên có trình độ, năng lực và kinh nghiệm giảng dạy tại trường Đại học, khám chữa bệnh tại Bệnh viện chuyên khoa Y học cổ truyền, Khoa Y học cổ truyền của Bệnh viện đa khoa:

– TS.BS Phạm Thị Bạch Yến: Nguyên Giám đốc Sở y tế Lâm Đồng, kinh nghiệm 42 năm khám bệnh, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền, tiến sĩ tại Trường ĐH Y Hà Nội.

– TS.BS Nguyễn Thị Bạch Yến: Chuyên gia về Sản phụ khoa Y học cổ truyền, tiến sĩ tại Trường ĐH Trung Y Dược Quảng Châu – Trung Quốc.

– TS.BS Nguyễn Công Thực: Chuyên gia về Nội khoa Y học cổ truyền, tiến sĩ tại Trường ĐH Trung Y Dược Quảng Châu – Trung Quốc.

– TS.BS Đặng Trần Trung: Chuyên gia về Ưng bứu Y học cổ truyền, tiến sĩ tại Trường ĐH Trung Y Dược Quảng Châu – Trung Quốc.

– TS.BS Vũ Hải Nam: Chuyên gia về cơ xương khớp Y học cổ truyền, tiến sĩ tại Trường ĐH Trung Y Dược Nam Kinh – Trung Quốc.

Sinh viên ngành Y học cổ truyền luôn được hướng dẫn và giảng dạy bởi quý Thầy Cô giáo có nhiều kinh nghiệm, giúp rèn luyện những kỹ năng chuyên môn cần thiết để trở thành bác sĩ Y học cổ truyền có khả năng thực hiện công việc một cách chuyên nghiệp sau khi tốt nghiệp, giúp đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các cơ sở y tế và bệnh viện, đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ cho cộng đồng trong lĩnh vực Y học cổ truyền.

Bác sĩ Y học cổ truyền khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền (Châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, cấy chỉ, thuỷ châm, thảo dược….) tại Phòng khám Y học cổ truyền; Khoa Y học cổ truyền, Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng của bệnh viện đa khoa; Bệnh viện chuyên khoa Y học cổ truyền.

Bác sĩ Y học cổ truyền Nghiên cứu tại các Viện nghiên cứu về Y học cổ truyền và giảng dạy tại các turờng Đại học, cao đẳng, trung cấp có đào tạo về y học cổ truyền.

Bác sĩ Y học cổ truyền tham gia vào quá trình phát triển các sản phẩm từ thảo dược.

Sau khi tốt nghiệp, Bác sĩ Y học cổ truyền cũng có thể nâng cao trình độ: Bác sĩ Nội trú Y học cổ truyền, Bác sĩ chuyên khoa cấp 1 Y học cổ truyền, Bác sĩ chuyên khoa cấp 2 Y học cổ truyền, Thạc sĩ Y học cổ truyền, Tiến sĩ Y học cổ truyền và tham gia các khóa đào tạo liên tục ( CME).

Trường ĐH Nguyễn Tất Thành

Tin tức khácXem thêm