Nhu cầu nhân lực chuyên ngành Kỹ thuật máy tính “đắt hàng” vẫn lo “cung không đủ cầu”
NTTU – Trong thời đại công nghiệp 4.0, Việt Nam chú trọng thực hiện các dự án nhà máy sản xuất tại quốc gia, hướng tới đưa chuyên ngành Kỹ thuật máy tính là một trong những ngành chủ lực của nền kinh tế. Theo thống kê, trong 10 năm tiếp theo, Kỹ thuật máy tính đã, đang và sẽ tiếp tục thiếu hụt nguồn nhân lực. Bởi vậy, các “mem” yêu công nghệ, kỹ thuật đừng bỏ lỡ cơ hội việc làm tiềm năng này. Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết về chuyên ngành Kỹ thuật máy tính thuộc ngành Công nghệ thông tin tại NTTU được đào tạo như thế nào bạn nhé.
Ngành Kỹ thuật máy tính (Computer Engineering) là ngành học có sự kết hợp giữa khối kiến thức Điện tử và khối kiến thức Công nghệ thông tin, tập trung nghiên cứu cách xây dựng và phát triển thiết bị cùng với đó là các phần mềm phục vụ cho sự hoạt động của các thiết bị phần cứng đó. Đây là ngành liên quan chặt chẽ đến vật lý, kỹ thuật điện và khoa học máy tính. Kỹ sư máy tính cần giải quyết các vấn đề giữa phần cứng và phần mềm, từ thiết kế các mạch điện tử đơn giản đến thiết kế vi xử lý, máy tính cá nhân và cả các siêu máy tính, đặc biệt là thiết kế các hệ thống nhúng dùng trong hầu hết các thiết bị điện – điện tử.
Trong chuyên ngành Kỹ thuật máy tính, sinh viên sẽ được tiếp cận các nguyên tắc và phương pháp để xây dựng, phát triển hệ thống phần cứng cũng như phần mềm, nhằm phục vụ cho hoạt động của các thiết bị phần cứng này. Chuyên ngành Kỹ thuật máy tính gồm nhiều lĩnh vực như mạch điện tử, vi mạch xử lý, máy tính cá nhân, siêu máy tính. Đặc biệt, việc tạo ra các hệ thống nhúng dành cho phần lớn các thiết bị điện tử như điện thoại di động, các bộ điều khiển trong máy móc, ô tô và robot công nghiệp là một phần không thể thiếu trong lĩnh vực này.
Ngành Kỹ thuật máy tính đang được xác định là một trong những ngành ưu tiên phát triển hàng đầu của nước ta, điều này được thể hiện qua việc áp dụng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và việc triển khai dự án sản xuất chip đầu tiên tại Việt Nam. Các cuộc khảo sát đã cho thấy sự khan hiếm về nhân lực trong lĩnh vực này không chỉ trong thời điểm hiện tại mà còn trong khoảng thời gian 10 năm tới.
Ngoài ra, Chính phủ còn đặt ra mục tiêu đưa ngành Kỹ thuật máy tính thành một ngành quan trọng trong cơ cấu kinh tế của đất nước. Thêm vào đó, thị trường lao động càng trở nên sôi động hơn khi các tập đoàn lớn trong ngành đang tìm đến Việt Nam ngày càng nhiều hơn. Qua những thông tin này, có thể thấy cơ hội việc làm của các bạn sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật máy tính là hết sức rộng mở.
Chương trình đào tạo chuyên ngành Kỹ thuật máy tính tại NTTU cung cấp những kiến thức cơ bản về toán học, vật lý, điện tử số, cơ sở dữ liệu và thuật toán, hệ thống thông tin. Đồng thời kết hợp kiến thức chuyên ngành về cơ chế kết nối, hạ tầng, điều khiển, vận hành hệ thống máy tính và mạng truyền dữ liệu. Cụ thể như sau:
– Kiến thức nền tảng cũng như chuyên sâu về công nghệ thông tin nói chung và kỹ thuật máy tính nói riêng.
– Kỹ năng thiết kế, xây dựng hệ thống phần cứng và phần mềm trong các lĩnh vực: điện tử, thiết kế vi mạch, hệ thống nhúng, robot, điều khiển tự động…
– Kỹ năng lập trình trên thiết bị di động, tablet, máy tính, các hệ thống nhúng.
– Năng lực và kinh nghiệm làm việc trong môi trường thực tế thông qua 2 kỳ thực tập tại các doanh nghiệp, công ty hàng đầu trong lĩnh vực máy tính, vi mạch.
Với chương trình đào tạo trên, các bạn trẻ tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ thuật máy tính sẽ có năng lực phát hiện và giải quyết các bài toán về xây dựng, triển khai phần cứng lẫn phần mềm của hệ thống máy tính ở các quy mô khác nhau.
Để đảm nhận tốt công việc của một kỹ sư Kỹ thuật máy tính, tạo điều kiện cho sinh viên thực hành, thực tập bên cạnh chương trình lý thuyết là một trong những yếu tố được các trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật máy tính uy tín đặc biệt chú trọng. NTTU phối hợp cùng các doanh nghiệp, công ty tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề, kỳ thực tập doanh nghiệp và ký kết thỏa thuận hợp tác tuyển dụng, thực tập với đa dạng các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó, sinh viên còn thường xuyên được gặp gỡ các nhà tuyển dụng, phỏng vấn trực tuyến và nắm bắt cơ hội việc làm ngay từ khi còn là sinh viên, thông qua các ngày hội tuyển dụng, có cơ hội gặp gỡ các chuyên gia đầu ngành trong các buổi hội thảo, Workshop…để trau dồi chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp.
NTTU có 04 campus ở các vị trí trọng điểm của TP.HCM, nhờ đó thuận tiện cho việc di chuyển và học tập. Trụ sở chính nằm ở quận 4, ngay tại trung tâm thành phố. Hai cơ sở đào tạo khác lần lượt thuộc quận 7, quận 12 và một cơ sở công nghệ cao ở quận 9
Chuyên ngành Kỹ thuật máy tính thuộc top những ngành có nhu cầu nhân lực và mức lương cao nhất Việt Nam. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo chuyên ngành học Kỹ thuật máy tính, sinh viên sẽ được cung cấp đầy đủ kiến thức và năng lực chuyên môn để đáp ứng công việc tại những vị trí sau:
– Kỹ sư thiết kế, chế tạo các hệ nhúng mới, viết chương trình nhúng lõi điều khiển trong các hệ nhúng như: Điện thoại, tivi, tủ lạnh, điều hòa, máy giặt, robot tự động…
– Kỹ sư lập trình viên hệ nhúng: Lập trình với các hệ điều hành nhúng trên điện thoại như Android, Tizen, Linux, Windows Phone, RTOS…
– Kỹ sư Quản trị hệ thống máy tính: Thiết kế, lắp đặt, vận hành máy tính và mạng máy tính, bảo mật an ninh dữ liệu, cứu hộ dữ liệu máy tính, sửa chữa, lắp ráp, cài đặt và tối ưu hệ thống máy tính.
– Chuyên gia trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây (cloud computing), tự động hóa;
– Giảng dạy tại các trường, viện nghiên cứu…
Sau đây là một số những doanh nghiệp sáng giá trong lĩnh vực kỹ thuật máy tính mà các bạn sinh viên có thể lựa chọn làm việc:
– Kỹ sư lập trình ứng dụng, kiểm thử phần mềm nhúng cho các tập đoàn viễn thông: Samsung, FPT, Nokia, Viettel, Mobile Phone, Vina Phone…
– Kỹ sư thiết kế, lắp đặt và vận hành các hệ thống máy tính trong các đơn vị, hành chính sự nghiệp nhà nước, các công ty, doanh nghiệp có sử dụng công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
– Các doanh nghiệp, tập đoàn sản xuất các thiết bị gia dụng như: LG Electronics, Toshiba, Panasonic…
– Các nhà máy sản xuất, lắp ráp máy tính của Mỹ như Intel, Dolphin tại Việt Nam
– Kỹ sư quản lý, vận hành hệ thống điều khiển bằng máy tính, các hệ thống dùng vi điều khiển và PLC tại các nhà máy xí nghiệp có sử dụng các dây truyền tự động hóa, điều khiển tự động.
– Cán bộ nghiên cứu và giảng dạy ở các Viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo thuộc lĩnh vực Công nghệ, Kỹ thuật máy tính.