Ngành Vật lý Y khoa: Ngành học vì sức khỏe cộng đồng vô cùng “khan hiếm” nguồn lực

NTTU – Việc áp dụng hàng loạt các phương pháp kỹ thuật, kiến thức vật lý trong khám chữa bệnh và điều trị như một cuộc cách mạng đổi mới toàn bộ lĩnh vực y tế hiện nay. Từ đó sinh ra một chuyên ngành mới chính là vật lý y khoa? Vậy định nghĩa đúng về Vật lý y khoa là gì? Chương trình đào tạo cũng như cơ hội việc làm ra sao? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây của NTTU bạn nhé.

Vật lý y khoa là chuyên ngành ứng dụng khoa học và các kiến thức vật lý, quy luật, hiện tượng cũng như các nguyên lý sinh học, y học để hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Ngành vật lý y khoa chủ yếu tập trung nghiên cứu và áp dụng những đặc tính của bức xạ ion hoá trong chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân.

Hay nói cách khác, vật lý y khoa chính là cầu nối giữa khoa học vật lý và y học y tế. Và các nhà vật lý y khoa là trung gian, là cầu nối bác sĩ với những tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực y học. Trong đó, nhà vật lý y khoa là tên gọi đối với những người nắm giữ chức danh kỹ sư, cử nhân, thạc sĩ hoặc tiến sĩ vật lý y khoa đã qua đào tạo và có bằng cấp, chứng chỉ tương ứng.

Các nhà vật lý y khoa dựa trên những cơ sở kiến thức được học, kinh nghiệm cá nhân để chuyển hoá công nghệ – kỹ thuật trong y khoa, đặc biệt chú trọng vào ba lĩnh vực chính của vật lý y khoa như sau:
2.1. Chẩn đoán hình ảnh
Đối với việc chẩn đoán hình ảnh, trước tiên cần kiểm tra và đảm bảo chất lượng ghi hình chẩn đoán như X – quang, CT, IMR, siêu âm. Nhà vật lý y khoa sẽ đảm bảo an toàn khi sử dụng các bức xạ cho bệnh nhân, cũng như kiểm soát liều lượng theo từng đối tượng. Các máy chẩn đoán hình ảnh được nâng cao chất lượng về mặt kỹ thuật, vừa đảm bảo an toàn cho người bệnh, vừa cho ra kết quả chẩn đoán chính xác hơn.

Vật lý y khoa đang là ngành thiếu nguồn nhân lực được đào tạo chính quy

2.2. Xạ trị
Xạ trị là một thành công lớn của vật lý y khoa, giúp các bệnh nhân ung thư kéo dài tuổi thọ. Các bác sĩ sẽ lập kế hoạch điều trị theo thời gian cũng như liều lượng tuỳ vào tình trạng bệnh nhân. Sau khi kiểm tra đầy đủ chất lượng các thiết bị xạ trị thì bắt đầu thiết lập các chùm tia bức xạ chính xác nhất để loại bỏ hoặc ức chế một số tế bào ung thư.
2.3. Y học hạt nhân
Y học hạt nhân là một bậc cao hơn, kết hợp chẩn đoán hình ảnh và xạ trị, sử dụng chất phóng xạ để chữa trị cho bệnh nhân. Các thiết bị chẩn đoán y học hạt nhân như PET, SPECT, PET/CT, SPECT/CT. Y học hạt nhân chính là phương pháp X – quang từ bên trong giúp quản lý, chẩn đoán, điều trị và nghiên cứu một số căn bệnh hiểm ác.

3.1. Lĩnh vực dịch vụ lâm sàng
Đầu tiên, các nhà vật lý y khoa có thể làm về dịch vụ lâm sàng với trách nhiệm liên quan đến xạ trị và chẩn đoán hình ảnh. Nhà vật lý y khoa ở đây sẽ được gọi là bác sĩ vật lý trị liệu có vai trò lên kế hoạch xạ trị, thử nghiệm, chuẩn hoá số liệu và xử lý các vấn đề xảy ra đối với máy xạ trị. Đồng thời họ cũng có vai trò quan trọng chẩn đoán hình ảnh, bắt buộc kiểm soát chất lượng, vận hành sau khi mua và lắp đặt máy móc. Với khía cạnh việc làm này thì bạn có thể ứng tuyển tại các vị trí kỹ sư y vật lý tại các bệnh viện, trung tâm y tế, đặc biệt là các khoa xạ trị ung thư.

3.2. Lĩnh vực an toàn bức xạ
Các bức xạ nếu thiết lập sai về mặt kỹ thuật có thể là mối nguy hiểm đối với tính mạng của con người. Vì thế, chúng ta cần phải có một bộ phận đảm bảo an toàn bức xạ với những người có chuyên môn trong mảng này. Họ sẽ đo đạc, tính toán các liều lượng khi sử dụng nguồn phóng xạ hoặc bảo trì, bảo dưỡng các linh kiện, máy móc để hệ thống thiết bị y tế hoạt động ổn định. Đây chính là các kỹ sư vật lý y khoa về an toàn xạ trị tại bất kỳ cơ sở y tế nào.
3.3. Lĩnh vực nghiên cứu và phát triển
Vật lý y khoa hiện nay đã đi vào ổn định nhưng vẫn cần nghiên cứu và phát triển thêm để có thể chữa trị được triệt để những căn bệnh quái ác hoặc ung thư giai đoạn cuối. Vật lý y khoa phát triển cũng kéo theo sự phát triển của y học, giúp bảo vệ sức khoẻ cộng đồng tốt hơn, tạo ra một tương lai tốt đẹp. Với lĩnh vực này bạn có thể làm việc tại các cơ quan nghiên cứu, các tổ chức liên quan đến vật lý y khoa hoặc khoa học sức khoẻ con người.
3.4. Lĩnh vực giảng dạy
Sinh viên sau khi tốt nghiệp bậc thạc sĩ, tiến sĩ thì có thể giảng dạy tại các trường đại học hoặc hệ đào tạo sau đại học chuyên ngành vật lý y khoa. Bên cạnh đó, bạn có thể tổ chức dạy học các khoá ngắn hạn, khoá bổ túc đối với nhân viên y tế, kỹ thuật viên vận hành thiết bị y tế hoặc làm diễn giả trong các buổi hội thảo về vật lý y khoa nữa nhé.

Hình ảnh sinh viên ngành Vật lý y khoa – Trường ĐH Nguyễn Tất Thành trong giờ thực hành tại Bệnh viện 
Nguồn cung nhân lực VLYK được đào tạo chính quy hiện đang rất khan hiếm, trong khi nhu cầu xã hội lại cao. Chính vì thế, cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên sau khi ra trường rất lớn.

Bên cạnh đó, khi học ngành Vật lý Y khoa tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, các bạn sẽ được:
– Sinh viên theo học ngành Vật lý y khoa tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành sẽ được học tập và cùng tham gia nghiên cứu với các thầy cô giáo đều là các chuyên gia đến từ các trường đại học, bệnh viện, viện nghiên cứu hàng đầu trong và ngoài nước như: Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), Trung tâm Hạt nhân TP. HCM, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Quân y 175, ĐH Mahidol (Thái Lan)…
– Chương trình đào tạo cử nhân Vật lý y khoa Trường ĐH Nguyễn Tất Thành được xây dựng theo mô hình chuẩn quốc tế, đảm bảo cho sinh viên sau khi tốt nghiệp có đầy đủ kiến thức, kỹ năng làm việc và phát triển bản thân.
– Trong 2 năm đầu, sinh viên sẽ được làm quen với các kiến thức cơ bản về toán, lý, hóa đại cương, các môn xã hội như triết học, tư tưởng Hồ Chí Minh…
– 3 năm tiếp theo, sinh viên sẽ được trang bị khối kiến thức về cơ sở ngành và chuyên ngành Vật lý y khoa như vật lý cơ sở, vật lý bức xạ, sinh học bức xạ, ghi đo bức xạ, liều lượng học, an toàn bức xạ, chẩn đoán hình ảnh, xạ trị, y học hạt nhân…

Hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, đạt chuẩn cùng với môi trường năng động, hiện đại của NTTU giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng sống tích cực thông qua các chương trình ngoại khóa, hoạt động tình nguyện

– Sinh viên còn được Nhà trường chú trọng đến việc trang bị các kỹ năng về ngoại ngữ, tin học, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm… tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các em trong công tác học tập, nghiên cứu, cập nhật các tài liệu trong nước và quốc tế, dễ dàng hòa nhập với môi trường làm việc ngoài xã hội sau khi tốt nghiệp.
– Có cơ hội thực tập tại Bệnh viện Chợ Rẫy, các bệnh viện lớn có hợp tác chiến lược về đào tạo ngành Vật lý Y khoa Nguyễn Tất Thành.
Bên cạnh đó, NTTU tiếp tục đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất, trung tâm thực hành tạo sự đột phá cho hoạt động học tập, giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực Vật lý Y khoa.
Hiện tại, trường có phòng thực hành với các trang thiết bị hiện đại bậc nhất tại Việt Nam:
+ Các thiết bị kiểm tra chất lượng, đảm bảo chất lượng (QA/QC) cho thiết bị Chẩn đoán hình ảnh, Y học hạt nhân và Xạ trị.
+ Hệ thiết bị đo liều quang phát quang OSL
+ Hệ thiết bị lập kế hoạch xạ trị
+ Các thiết bị kiểm tra an toàn bức xạ
+ Hệ máy tính trạm phục vụ thực hành và nghiên cứu về lập trình và mô phỏng

Theo thống kê của Bộ Khoa học và Công nghệ, tính đến năm 2019, cả nước có đến 4357 cơ sở sử dụng thiết bị X quang trong y tế với hơn 9300 thiết bị X quang; 18 cơ sở xạ trị sử dụng nguồn phóng xạ; 33 cơ sở sử dụng máy gia tốc để xạ trị với tổng số lượng là 61 máy; và 42 cơ sở y học hạt nhân.

Với số lượng thiết bị như trên, ước tính cả nước cần đến gần 3000 vật lý y khoa để đảm bảo cho hiệu quả và chất lượng khám chữa bệnh. Tuy nhiên, theo thống kê của Hội Vật lý Y khoa Việt Nam năm 2018, cả nước chỉ có hơn 150 cán bộ đang làm công việc của Vật lý Y khoa tại các bệnh viện và cơ sở y tế. Trong số đó, chỉ có một số ít người được đào tạo bài bản về vật lý y khoa, các cán bộ còn lại tốt nghiệp từ các ngành kỹ thuật khác như vật lý, vật lý hạt nhân, công nghệ thông tin…

Theo kinh nghiệm quốc tế và của Việt Nam, việc thiếu hụt nguồn nhân lực vật lý y khoa cả về số lượng lẫn chất lượng đã dẫn đến một số bất cập trong hệ thống các cơ sở khám chữa bệnh mà trong đó, phải kể đến là vấn đề an toàn bức xạ cho bệnh nhân, đặc biệt những nguy cơ tiềm ẩn từ chiếu chụp X quang chẩn đoán đối với phụ nữ và trẻ em, những người phải trải qua các thủ tục tái chụp CT và can thiệp nhiều lần. kỹ sư Vật lý Y khoa
Tại Việt Nam, trước năm 2017, chưa có chương trình đào tạo nào cho ngành Vật lý Y khoa. Chỉ một số trường đào tạo khối ngành Vật lý Kỹ thuật có một vài chuyên đề định hướng ứng dụng bức xạ trong chẩn đoán và điều trị bệnh như trường Đại học Bách khoa, trường Đại học Khoa học tự nhiên.

Các phương thức xét tuyển

►Thí sinh đăng ký tại đây để được tư vấn chi tiết hơn:

———————————————————————————————

► Đăng ký xét học bạ online ngay bây giờ để được ưu tiên xét tuyển:

Thông tin liên hệ:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

Địa chỉ: 300A Nguyễn Tất Thành, phường 13, quận 4, TP. HCM

Tổng đài: 1900 2039

Hotline: 0902 298 300 – 0906 298 300 – 0912 298 300 – 0914 298 300

Website: ntt.edu.vn hoặc tuyensinh.ntt.edu.vn

Trường ĐH Nguyễn Tất Thành

Tin tức khácXem thêm