Ngành Diễn viên Kịch Điện ảnh – Truyền hình học gì?

Trong nhiều năm gần đây, khi bối cảnh cuộc sống ngày càng phát triển, thì nhu cầu về giải trí của con người ngày càng tăng cao, đi theo đó, phim ảnh trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của xã hội. Ngoài yếu tố kịch bản hấp dẫn, đạo diễn xuất sắc thì diễn xuất của diễn viên cũng góp phần không nhỏ cho sự thành công của một bộ phim. Nhiều người vụt sáng trở thành sao sau một vai diễn, điều này khiến nhiều bạn trẻ có đam mê diễn xuất đặc biệt quan tâm hơn đối với ngành học này. Vậy để học ngành Diễn viên kịch điện ảnh truyền hình thì học ở đâu? Theo học ngành này cần có những tố chất gì? Cơ hội việc làm như thế nào, là những thắc mắc mà rất nhiều bạn trẻ đam mê bộ môn nghệ thuật thứ 7 muốn được giải đáp.

Ngành Diễn viên kịch điện ảnh –  truyền hình là gì?

Đây là chuyên ngành đào tạo ra các diễn viên phục vụ cho nền công nghiệp giải trí. Công việc chính của môt người diễn viên là  là  hóa thân vào các nhân vật và thể hiện nhân vật trong các bộ phim, kịch sân khấu bằng ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ, giọng nói, dáng điệu, nét mặt… biến những nhân vật tưởng tượng trong kịch bản thành con người thật, đầy sống động.

Học ngành Diễn viên kịch điện ảnh – truyền hình cần có tố chất gì?

Tố chất để học nghệ thuật nói chung và ngành Diễn viên Kịch, Điện ảnh – Truyền hình nói riêng chính là lòng đam mê. Khi bạn có niềm say mê với ngành, việc học tập của bạn sẽ trở nên chất lượng, hiệu quả hơn.

Yêu cầu của ngành học này không hề đơn giản, đòi hỏi bạn có khả năng, khát khao diễn xuất, khả năng hóa thân thành nhân vật. Khi đọc tác phẩm văn học, bạn cảm thấy rung cảm, thấy xúc động, muốn truyền tải, hóa thân vào từng vai diễn trên sân khấu, các tác phẩm phim. Bạn cũng phai là người tự tin trước đám đông, thích thể hiện khả năng của bản thân thông qua các hình thức nghệ thuật, kiên trì, chăm chỉ và sáng tạo không ngừng, giàu trí tưởng tưởng, ứng biến linh hoạt trước các tình huống bất ngờ. Đặc biệt,  để trở thành một diễn viên xuất sắc thì bạn phải có khả năng chịu áp lực công việc tốt.

Chương trình đào tạo ngành diễn viên kịch điện ảnh- truyền hình như thế nào?

Cùng với sự bùng nổ mạnh mẽ từ “làng” giải trí dẫn đến sức hút mạnh mẽ của các ngành thuộc lĩnh vực giải trí, văn hóa nghệ thuật cũng bị ảnh hưởng không kém. Chính vì thế, ngành Diễn viên Kịch Điện ảnh – Truyền hình là một trong những ngành đang được đẩy mạnh đào tạo tại các Trường đại học, học viện, trung tâm giải trí…..Tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, sinh viên theo học ngành Diễn viên Kịch Điện ảnh – Truyền hình sẽ được trang bị kiến thức chuyên môn, kỹ năng toàn diện để thể hiện các nhóm tính cách nhân vật theo tình huống và yêu cầu mà mà kịch bản đề ra.

Trong quá trình đào tạo, sinh viên ngành học này còn được tiếp cận với phương pháp thực hành về nghệ thuật biểu diễn hiện thực tâm lý, phương pháp sáng tạo thể hiện nhân vật, diễn độc lập, diễn tập thể, kỹ năng tưởng tượng và sáng tạo theo quy luật của ống kính quay phim, kỹ  thuật phát âm và diễn hành động khi đối thoại…. Ngoài ra, sinh viên còn được huấn luyện các loại hình kỹ năng đặc biệt dành riêng cho diễn viên phim điện ảnh – Truyền hình. Mặt khác, đội ngũ tham gia công tác giảng dạy cho ngành tại trường ĐH Nguyễn Tất Thành là  những nghệ sĩ, diễn viên có kinh nghiệm trực tiếp hướng dẫn và đào tạo, giúp sinh viên dễ dàng tiếp cận với nghề nghiệp trong tương lai.

Cơ hội việc làm của sinh viên tốt nghiệp ngành Diễn viên kịch điện ảnh – truyền hình như thế nào?

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhận công việc của diễn viên tại các hãng phim, các công ty truyền thông, quảng cáo, các đài truyền hình, nhà hát, đoàn nghệ thuật của trung ương và địa phương; tham gia lồng tiếng cho các tác phẩm điện ảnh, truyền hình. Cụ thể:

  • Đảm nhận công việc tổ chức các dự án thuộc lĩnh vực điện ảnh – truyền hình, truyền thông, tổ chức làm phim, sản xuất các chương trình truyền hình
  • Có khả năng tham gia, chịu trách nhiệm tổ chức chương trình văn hóa văn nghệ tại các cơ quan, công ty, nhà văn hóa…
  • Làm trợ lý đạo diễn, tuyển chọn diễn viên cho các bộ phim.
  • Tham gia công tác giảng dạy chuyên ngành ở các trường đào tạo nghệ thuật trong cả nước, giáo viên các trung tâm văn hoá, nghệ thuật.

 

 

Tin tức khácXem thêm