Khám phá “infor” ngành Công nghệ sinh học với những “điểm cộng” thú vị

NTTU – Thế kỷ 21 được gọi là thế kỉ của Công nghệ sinh học khi các nước đã và đang phát triển đều đang đua nhau đẩy mạnh phát triển ngành mũi nhọn này. Tại Việt Nam, ngành Công nghệ sinh học nằm trong tầm nhìn chiến lược phát triển khoa học công nghệ từ nay cho đến năm 2030, với mục tiêu ứng dụng vào các lĩnh vực như y dược, nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp chế biến và bảo vệ môi trường. Nhắc tới ngành này, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành là một trong những đơn vị uy tín về đào tạo về ngành Công nghệ sinh học (CNSH). Hôm nay hãy cùng khám phá chi tiết về ngành này cùng NTTU bạn nhé!

1. “Infor” ngành Công nghệ sinh học?
Về bản chất Công nghệ sinh học là ứng dụng các kiến thức sinh học, quy trình công nghệ và thiết bị để tạo ra các sản phẩm thương mại có giá trị cao ở quy mô công nghiệp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm giá thành.

Công nghệ sinh học là lĩnh vực đa ngành và liên ngành, gắn kết với nhiều lĩnh vực trong sản xuất và cuộc sống như: chọn tạo giống cây trồng vật nuôi mang các đặc tính mới (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản); chế biến và bảo quản thực phẩm; sản xuất các chế phẩm sinh học sử dụng trong nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật; ứng dụng trong y học và dược phẩm, chẩn đoán bệnh; xử lý ô nhiễm môi trường, rác thải…

2. Ngành Công nghệ sinh học quan trọng như thế nào trong thời đại 4.0?
Ngành Công nghệ sinh học được OECD xếp vào nhóm các ngành công nghệ quan trọng, sẽ phát triển mạnh và tác động lớn đến nhiều lĩnh vực khác như Y học, Hóa học, Kỹ thuật,… Ngành này cũng tích hợp nhiều kiến thức từ các ngành công nghệ, khoa học, sinh học, kỹ thuật, hóa học và vật lý để khai thác các hoạt động sống của sinh vật và ứng dụng các công nghệ kỹ thuật vào biến đổi, cải tiến chúng.

Về mặt chức năng, ngành Công nghệ sinh học nghiên cứu và đề xuất các giải pháp dành cho các “bài toán” phi truyền thống như ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, đảm bảo nguồn nước, nguồn thực phẩm,… và các công nghệ liên quan đến di truyền, biến đổi gen. Nhân lực ngành Công nghệ sinh học góp phần vào quá trình xây dựng các giải pháp mới nhằm giảm thiểu các vấn đề sinh học trong cuộc sống.

Trường ĐH Nguyễn Tất Thành chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại để sinh viên theo học ngành Công nghệ sinh học có thể phát triển tối đa 

3. Tố chất phù hợp để theo học ngành Công nghệ sinh học
– Đam mê nghiên cứu khoa học, đam mê với công nghệ mới và có tính sáng tạo.
– Học tốt các môn Hóa, Sinh và Ngoại ngữ: đây là nền tảng vững chắc để bạn tiếp thu các kiến thức chuyên sâu về ngành Công nghệ sinh học.
– Có tính tỉ mỉ và cẩn trọng bởi chúng ta thường xuyên làm việc với các sinh vật vô cùng nhỏ bé (vi sinh vật), các mẫu vật dùng trong nuôi cấy mô và tế bào,…và các dụng cụ thí nghiệm vô cùng tinh vi.

4. Có gì thú vị khi bạn theo học ngành Công nghệ sinh học?
Công nghệ sinh học là ngành học được xây dựng dựa trên hệ thống sinh vật để tạo ra các sản phẩm Công nghệ (từ ứng dụng của sinh học); bao gồm:
– Công nghệ Sinh học Nông nghiệp: Tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất chất lượng cao và chống chịu với mọi điều kiện bất lợi của môi trường.
– Công nghệ Sinh học Thực phẩm: Đa dạng hóa nguồn thực phẩm có chất lượng; tối ưu hóa mức độ an toàn thực phẩm.
– Công nghệ Sinh học Y dược: Tăng cường nguồn nguyên liệu thuốc; sản xuất mỹ phẩm và thực phẩm chức năng; hỗ trợ chẩn đoán và điều trị bệnh…
– Công nghệ Sinh học ứng dụng trong xử lý môi trường.

Công nghệ sinh học là ngành dành cho những bạn yêu thích thiên nhiên, say mê nghiên cứu khoa học và tìm tòi những điều mới lạ; thích tạo ra các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, hướng tới một môi trường sinh thái trong lành và bền vững.

Sinh viên ngành Công nghệ sinh học Trường ĐH Nguyễn Tất Thành hăng say trong giờ học thực hành

5. Cơ hội việc làm rộng mở đối với ngành Công nghệ sinh học
Tốt nghiệp ngành Công nghệ sinh học, sinh viên có thể đảm nhiệm nhiều vị trí công việc hấp dẫn như:
– Cán bộ kỹ thuật tại các nhà máy chế biến thực phẩm, công ty giống cây trồng, cơ sở chăn nuôi gia súc- gia cầm, các trang trại sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, cơ sở sản xuất và chế biến nguyên liệu cây thuốc.
– Chuyên viên phân tích thí nghiệm, chuyên viên quản lý tại các trung tâm kiểm nghiệm, phòng thí nghiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm;
– Chuyên viên điều hành, kế hoạch, quản lý kỹ thuật, quản lý chất lượng tại các cơ sở sản xuất, công ty kinh doanh thuộc các lĩnh vực nông nghiệp, chế biến thực phẩm, thủy sản, môi trường và y dược;
– Chuyên gia tư vấn, tham mưu cho các công ty, lãnh đạo trong công tác ngành CNSH hoặc Sinh học nói chung ở các viện nghiên cứu, các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, công ty nước ngoài, công ty liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học;
– Làm cán bộ giảng dạy, chuyên viên quản lý tại các trường trung cấp, cao đẳng và đại học;
– Làm cán bộ nghiên cứu, chuyên viên, kỹ thuật viên tại viện nghiên cứu về CNSH tại cơ quan quản lý khoa học hoặc chuyên ngành thuộc các Sở khoa học và công nghệ địa phương.

6. Học ngành Công nghệ sinh học ở đâu?
Có nhiều trường đại học đào tạo ngành Công nghệ Sinh học uy tín tại khu vực TP. HCM, trong đó có thể kể đến địa chỉ uy tín đào tạo ngành này là Trường Đại học Nguyễn Tất Thành.

Sinh viên yêu thích nghề này sẽ được các thầy cô giàu kinh nghiêm truyền lửa cho các bạn ngay từ những năm đầu tiên ở môi trường Đại học.

Các bạn cần tìm hiểu Đề án tuyển sinh của mỗi trường, phương thức xét tuyển và tham khảo điểm trúng tuyến các năm gần đây để xét tuyển vào trường đại học phù hợp nhất với kết quả học tập và thi THPT.

Cụ thể, tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành trong mùa tuyển sinh 2023 Nhà trường sử dụng 04 phương thức xét tuyển như sau:

7. Những lợi thế khi xét tuyển học bạ ngành Công nghệ sinh học vào NTTU?
Phương thức xét tuyển học bạ hiện nay rất được các bạn thí sinh và các bậc phụ huynh “ưa chuộng” và lựa chọn vì tính tiện lợi, nhanh chóng và dễ dàng. Bên cạnh đó, phương thức này còn nhiều lợi ích khác như:
– Hồ sơ đơn giản, đăng ký trực tuyến dễ dàng và nhanh chóng
– Có kết quả xét tuyển sớm để thí sinh yên tâm trúng tuyển sớm ngành học yêu thích; Gỡ bỏ áp lực thi cử, giúp các bạn thí sinh thoải mái tâm lý để bước vào kỳ thi quan trọng sắp tới
– Với việc xét tuyển học bạ, các bạn thí sinh có thể nộp hồ sơ ở nhiều trường khác nhau và có thể chủ động chọn trường mình mong muốn mà không phải bị phụ thuộc vào điểm thi đại học
– Các phương thức xét tuyển đều bình đẳng như nhau, không có sự phân biệt giữa xét tuyển học bạ và xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT hay phương thức khác
– Xét học bạ có nhiều đợt xét tuyển mở rộng cơ hội cho thí sinh đăng ký thoải mái không áp lực về thời gian xét tuyển.

8. Sự khác biệt làm nên ưu điểm vượt trội của ngành Công nghệ sinh học tại NTTU?
Chương trình đào tạo cử nhân ngành Công nghệ sinh học của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành trang bị cho sinh viên kiến thức toàn diện về Công nghệ sinh học từ sinh học phân tử, kỹ thuật gene đến ứng dụng vào sản xuất trong các ngành y dược, nông nghiệp và công nghiệp, thực phẩm và môi trường. Bên cạnh kiến thức cơ bản và kỹ năng về Công nghệ sinh học, khả năng thực hành nghề nghiệp, thích ứng tốt với môi trường làm việc.

Sinh viên được sử dụng các loại thiết bị, máy móc thí nghiệm hiện đại ứng dụng cho các lĩnh vực kỹ thuật gen, sinh học phân tử, chiết xuất các hoạt chất tự nhiên, thiết bị nuôi cấy mô-tế bào, phân tích, xét nghiệm, kiểm nghiệm, nghiên cứu tạo dược – mỹ phẩm và thực phẩm.

Chương trình đào tạo cử nhân Công nghệ Sinh học Trường ĐH Nguyễn Tất Thành tập trung đào tạo các lĩnh vực mũi nhọn về công nghệ sinh học Y-Dược, Công nghệ Sinh học thực phẩm, Công nghệ Sinh học Môi trường. Đội ngũ giảng dạy cơ hữu của nhà trường được đào tạo bài bản từ các trường Đại học nổi tiếng trong và trong nước; đáp ứng được các hoạt động NCKH, triển khai, chuyển giao ứng dụng và hợp tác quốc tế.

Trên đây là những thông tin thí sinh cần nắm về ngành Công nghệ sinh học. Hy vọng bài viết sẽ đem đến thông tin hữu ích cho các bạn và giúp bạn lựa chọn được ngành học phù hợp với bản thân.

Cẩm Thạch

Tin tức khácXem thêm