Hội thảo “Nâng cao năng lực và kỹ năng giáo dục sáng tạo (STEM) dành cho giáo viên các trường THPT, Trung tâm Dạy nghề – Giáo dục thường xuyên, tỉnh Đồng Tháp

NTTU – Nhằm nâng cao phương pháp giảng dạy giáo dục sáng tạo cho giáo viên các trường THPT của các tỉnh đồng thời giới thiệu về mô hình giáo dục sáng tạo, phòng STEM Lab gắn với tuyển sinh của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, sáng ngày 12/04/2022 Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã phối hợp với tỉnh Đồng Tháp tổ chức Hội thảo tập huấn trực tuyến với chủ đề: “Nâng cao năng lực và kỹ năng giáo dục sáng tạo (STEM) dành cho giáo viên các trường THPT, Trung tâm Dạy nghề – Giáo dục thường xuyên, tỉnh Đồng Tháp”. Chương trình được tổ chức trên nền tảng trực tuyến thu hút sự tham gia của nhiều khách mời

Hội thảo được tổ chức với mục đích đẩy mạnh phối hợp, liên kết giữa Nhà trường với địa phương từ ban, ngành, đoàn thể cho đến Ban Giám hiệu các trường THPT, Ban GĐ các Trung tâm GDTX – DN các tỉnh; cụ thể hoá công tác phối hợp giữa Đề án STEM – NTTU gắn với Tuyển sinh và Truyền thông quảng bá, góp phần nâng cao uy tín, hình ảnh xã hội của Trường ĐH  Nguyễn Tất Thành tại các địa phương; Đảm bảo việc nâng cao chuyên môn, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau về phương pháp giảng dạy, trình độ học thuật, nghiên cứu khoa học gắn liền với hình thức giáo dục sáng tạo, giáo dục thông minh theo chủ trương chuyển đổi số mà các địa phương đề ra.

Tham dự hội thảo về phía tỉnh Đồng Tháp có sự hiện diện của đồng chí Nguyễn Thị Thuý Lam – P. Bí thư Tỉnh Đoàn , các đồng chí lãnh đạo các Phòng, Ban trực thuộc Tỉnh Đoàn, Sở GD&ĐT tỉnh Đồng Tháp; BTV Tỉnh Đoàn; BTV các huyện, thành Đoàn; Lãnh đạo các Phòng Giáo dục; BGH các trường THPT, BGĐ các Trung tâm Dạy nghề, giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh. Về phía Công ty Trí tuệ nhân tạo AiTT có sự tham gia của bà Châu Hồng Anh – GĐ Kinh doanh Công ty Trí tuệ nhân tạo AiTT.

Các đại biểu tham dự buổi Hội thảo

Về phía Trường ĐH Nguyễn Tất Thành có sự hiện diện của PGS.TS. Trần Thị Hồng – P. Hiệu trưởng. Điểm  đặc biệt của chương trình là có sự tham gia của 4 diễn giả trong lĩnh vực STEM gồm PGS.TS. Phạm Thành Long – Trưởng phòng KHCN&HTQT trường ĐHKT Công nghiệp – ĐH Thái Nguyên, Trưởng bộ môn Cơ điện tử, Trưởng nhóm nghiên cứu Cơ điện tử ứng dụng; TS. Lê Trọng Nhân – Tiến sĩ Điện điện tử và Công nghệ Thông tin tại Đại học Rennes;  TS. Bùi Lê Minh – Tiến sĩ Sinh học phân tử tại Viện Khoa học Công nghệ Tiên tiến Hàn Quốc (KAIST); TS. Nguyễn Hữu Thọ – Tiến sĩ về Hệ thống sản xuất (Đại học Malaya, Malaysia). Trưởng Bộ môn Kỹ thuật cơ sở, Khoa Kỹ thuật – Công nghệ, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành.

Phát biểu tại buổi hội thảo PGS. TS. Trần Thị Hồng gửi lời cảm ơn lãnh đạo UBND tỉnh, Sở GD&ĐT tỉnh Đồng Tháp, Tỉnh Đoàn Đồng Tháp, Công ty AiTT, đặc biệt là  là những đơn vị phối hợp chặt chẽ để có được sự kiện này. Đối với tỉnh Đồng Tháp thì từ đầu năm 2020, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã có buổi làm việc với Sở GD&ĐT, Sở Khoa học Công nghệ trong việc tham gia vào các chương trình, đề án, đề tài khoa học công nghệ ứng dụng góp phần phát triển kinh tế – xã hội địa phương, trong đó có giáo dục sáng tạo (STEM). Do vậy, với những kết quả đạt được trong nghiên cứu về STEM, Nhà trường rất lấy làm vui mừng khi Đồng Tháp cũng là địa phương thứ 2 nhận chuyển giao kết quả nghiên cứu này.

Trong buổi hội thảo còn có 04 tham luận đến từ các chuyên gia:

  • Phương pháp giảng dạy tích cực gắn với giáo dục STEM tại trường THPT – TS. Bùi Lê Minh, Tiến sĩ Sinh học phân tử tại Viện Khoa học Công nghệ Tiên tiến Hàn Quốc (KAIST). Hiện đang là Trưởng ngành Công nghệ sinh học thuộc Viện Kỹ thuật Công nghệ cao, thành viên Ban Giảng huấn Đề án STEM, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành.
  • Phương pháp hướng dẫn bài giảng “Em yêu khoa học” – PGS.TS. Phạm Thành Long – Trưởng phòng KHCN&HTQT trường ĐHKT Công nghiệp – ĐH Thái Nguyên, Trưởng Bộ môn Cơ điện tử, Trưởng nhóm nghiên cứu Cơ điện tử ứng dụng.
  • Công nghệ in 3D với phần mềm TinkerCad trong giảng dạy STEMTS. Nguyễn Hữu Thọ – Tiến sĩ về Hệ thống sản xuất (ĐH Malaya, Malaysia) – Trưởng Bộ môn Kỹ thuật cơ sở, khoa Kỹ thuật – Công nghệ, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, thành viên Ban Giảng huấn Đề án STEM, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành.
  • IoT trong giảng dạy STEM – TS. Lê Trọng Nhân – Tiến sĩ Điện điện tử và Công nghệ Thông tin tại Đại học Rennes (hiện đang là giảng viên tại Trường ĐH Bách Khoa TP. HCM) – Giảng viên tập huấn về STEM cho các thầy cô ở các cấp từ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và phổ thông tại tổ chức phi lợi nhuận The Dariu Foundation và là Cố vấn sản phẩm Công ty Trí tuệ Nhân tạo AiTT.

Các chuyên gia trình bày về các tham luận

Sau khi nghe được các tham luận đến từ các chuyên gia, các đại biểu tham gia buổi hội thảo đã có những ý kiến thảo luận trao đổi về các tham luận cũng như đưa ra các phương pháp ý kiến trong việc nâng cao kỹ năng giáo dục sáng tạo (STEM) dành cho giáo viên.

Trước khi buổi Hội thảo kết thúc, Ban tổ chức chương trình đã tiến hành lấy phiếu góp ý về nội dung triển khai và ý kiến của các thầy cô tham dự Hội thảo.

Một số hình ảnh của buổi Hội thảo:

Phượng Nguyễn – Bảo Giang

Tin tức khácXem thêm