Hội đồng Khoa học và Đào tạo Trường thẩm định cải tiến các CTĐT Đại học khóa 2022

NTTU – Vừa qua, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã tổ chức họp Hội đồng Khoa học và Đào tạo Trường nhằm thẩm định các chương trình đào tạo trình độ Đại học khóa 2022 thông qua hai hình thức trực tiếp và trực tuyến trên nền tảng ứng dụng Zoom.

Thực hiện quy định của Thông tư số 17/2021/TT-BGDĐT ngày 22/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về chuẩn chương trình đào tạo; xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo (CTĐT) các trình độ của giáo dục đại học, các khóa tuyển sinh sau ngày 01/01/2022 sẽ theo học các CTĐT được sửa đổi, bổ sung theo các quy định tại Thông tư này; bên cạnh đó, chu kỳ đánh giá tổng thể để cải tiến CTĐT là 05 năm, quy trình đánh giá tổng thể tương tự với quy trình xây dựng mới CTĐT, do đó các bước đánh giá, cải tiến CTĐT sẽ thực hiện theo quy trình xây dựng CTĐT và Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT 02/2022/TT-BGDĐT ngày 18/01/2022 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, Hội đồng Khoa học và Đào tạo thẩm định Đề án mở ngành của trường, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã tổ chức họp Hội đồng Khoa học và Đào tạo Trường nhằm thẩm định các chương trình đào tạo trình độ Đại học khóa 2022. Chương trình làm việc được tổ chức theo hai hình thức trực tiếp và trực tuyến trên nền tảng ứng dụng Zoom.

Hội đồng Khoa học và Đào tạo Trường (thành phần tham dự trực tiếp tại Hội trường) 

TS. Trần Ái Cầm – Hiệu trưởng, Phó Chủ tịch Hội đồng, đã thông qua một số nội dung chính: Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT CTĐT yêu cầu phải nêu rõ kỳ vọng của cơ sở đào tạo về năng lực và triển vọng nghề nghiệp của người tốt nghiệp CTĐT; phải thể hiện được định hướng đào tạo; đáp ứng nhu cầu của giới tuyển dụng và các bên liên quan; phải phù hợp và gắn kết với sứ mạng, tầm nhìn, chiến lược phát triển của trường, nhu cầu xã hội, mục tiêu của giáo dục đại học theo quy định tại Luật Giáo dục đại học và mô tả trình độ theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam nhằm vận hành từ quản trị, quốc tế hóa, đảm bảo chất lượng, đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng. Nhà trường đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác kiểm định, gắn sao, xếp hạng, nghiên cứu khoa học, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo.

Chương trình làm việc của Hội đồng bao gồm (1) Đại diện Hội đồng xây dựng CTĐT của đơn vị giới thiệu tóm tắt về CTĐT và kết quả thẩm định; các vấn đề phát sinh nếu có; (2) Hội đồng thảo luận, cho ý kiến về CTĐT; (3) Đại diện Hội đồng xây dựng CTĐT của đơn vị giải trình các ý kiến của Hội đồng KH&ĐT Trường; (4) Hội đồng biểu quyết thông qua; (5) Thông qua Nghị quyết của Hội đồng.

Các thành viên Hội đồng KH&ĐT Trường sẽ đánh giá mức độ đáp ứng chung của: (1) Các quy định của chuẩn CTĐT; (2) Quy chế tổ chức đào tạo hiện hành; (3) Các quy định liên quan khác về CTĐT; (4) Yêu cầu của ngành đào tạo và mục tiêu, chuẩn đầu ra đã xác định. Về nội dung chi tiết của CTĐT: (1) Căn cứ xây dựng CTĐT: pháp lý, thực tiễn,…; (2) Các bước xây dựng, rà soát CTĐT: thu thập ý kiến các bên liên quan, khảo sát thị trường, khung trình độ quốc gia, chuẩn CTĐT, chuẩn nghề nghiệp, GV, CBQL, kết quả đào tạo các khóa cũ (nếu có) dành cho rà soát cải tiến CTĐT…; (3) Mục tiêu của CTĐT: thể hiện rõ được kỳ vọng của Trường đối với năng lực, triển vọng nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp; có tính kết nối với tầm nhìn, sứ mạng của Trường; thể hiện được được định hướng đào tạo…; (4) Chuẩn đầu ra của CTĐT: nhất quán với mục tiêu của CTĐT; tính khả thi để người học có thể đạt được CĐR; khả năng đo lường, đánh giá mức độ đạt được CĐR…; (5) Khối lượng học tập và thời gian đào tạo: sự phù hợp của khối lượng học tập với thời gian đào tạo, trình độ đào tạo…; (6) Cấu trúc của CTĐT: sự hợp lý của các thành phần trong CTĐT: đại cương, KHCB, cơ sở ngành, cốt lõi/chuyên ngành, thực tập và trải nghiệm, nghiên cứu khoa học…; thời lượng của từng học phần; tỷ lệ lý thuyết, thực hành, thực tập; kế hoạch giảng dạy; hình thức đánh giá…; (7) Nội dung CTĐT: đáp ứng mục tiêu, chuẩn đầu ra; phù hợp với tầm nhìn, sứ mạng, định hướng đào tạo, trình độ đào tạo; phù hợp với lĩnh vực, nhóm ngành đào tạo; đảm bảo tính hiện đại, linh hoạt, khả năng liên thông…; (8) Mức độ phù hợp chung: có thực hiện đối sánh CTĐT: trong và ngoài nước đúng quy định, có đối sánh CĐR với khung trình độ quốc gia, có đề xuất các nội dung thiết kế/cải tiến CTĐT dựa trên kết quả đối sánh…; (9) Đề cương chi tiết học phần: đầy đủ, thống nhất theo quy định chung của Trường, thông tin từng học phần nhất quán với CTĐT; nội dung học phần; điều kiện tổ chức giảng dạy học phần…

Hội đồng nghe đại diện Hội đồng thẩm định CTĐT các đơn vị trình bày

GS.TS.NGƯT. Nguyễn Văn Thanh – Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo Trường đã thống nhất chương trình, nội dung và thời gian làm việc của Hội đồng.

GS.TS.NGƯT. Nguyễn Văn Thanh – Chủ tịch Hội đồng KH&ĐT Trường ĐH Nguyễn Tất Thành

Sáng ngày 12/08/2022, phiên họp đầu tiên của Hội đồng Khoa học và Đào tạo Trường đã thẩm định chương trình đào tạo trình độ Đại học khóa 2022 của các ngành: Công nghệ thực phẩm, Công nghệ kỹ thuật hóa học, Quản lý tài nguyên và môi trường.

Sáng ngày 18/08/2022, Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo các ngành: Kế toán, Tài chính – Ngân hàng, Kỹ thuật xây dựng, Giáo dục mầm non và Công nghệ sinh học.

Trong thời gian từ nay đến 15/09/2022, Hội đồng Khoa học và Đào tạo Trường sẽ tiến hành các buổi họp để thẩm định các chương trình đào tạo trình độ đại học khóa 2022 của Trường.

Một số hình ảnh của chương trình:

TS. Nguyễn Thị Nhã, Phó Trưởng ngành Công nghệ sinh học-Viện Kỹ thuật công nghệ cao NTT

TS. Thái Hồng Thụy Khánh – Trưởng Khoa Tài chính-Kế toán

PGS.TS. Vũ Trường Vũ – Trưởng Khoa Kỹ thuật-Xây dựng

Đại diện Ngành Giáo dục mầm non

Hội đồng thảo luận

Hội đồng biểu quyết thông qua

Hội đồng họp song song trực tiếp và trực tuyến

 

Hội đồng Khoa học và Đào tạo Trường

Tin tức khácXem thêm