Giải mã lý do nhiều thí sinh lựa chọn ngành Công nghệ giáo dục

NTTU – Công nghệ giáo dục là lĩnh vực đang phát triển nhanh chóng, đặc biệt trong thời đại số hóa hiện nay. Với quy mô và tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực này, cơ hội việc làm của sinh viên ngành Công nghệ giáo dục là rất lớn và triển vọng

Cử nhân ngành Công nghệ giáo dục là những người có khả năng vận dụng linh hoạt, hiệu quả hệ thống tri thức khoa học về công nghệ giáo dục, năng lực ứng dụng vững vàng, có khả năng tham gia giảng dạy truyền thông, thiết kế, khai thác, ứng dụng, quản lý và đánh giá thông tin giáo dục trong hệ thống giáo dục tại các trường học ở mọi cấp độ hoặc các đơn vị doanh nghiệp; có đạo đức nghề nghiệp, có trách nhiệm với xã hội, thể hiện tư duy độc lập, sáng tạo, chủ động, thích ứng với sự thay đổi và phát triển của ngành, hội nhập khu vực và quốc tế.

(1) Vận dụng kiến thức khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, công nghệ, chính trị, pháp luật, và sự hiểu biết về các vấn đề đương đại trong thực tế lĩnh vực ngành nghề, thích ứng tốt với những công việc phù hợp với ngành Công nghệ giáo dục
(2) Sử dụng kiến thức lý thuyết toàn diện và kiến thức thực tế vững chắc, chuyên sâu về ngành Công nghệ giáo dục, sử dụng công cụ hiện đại để tham gia thiết kế, xây dựng các khóa học giàu công nghệ; phát triển hệ thống quản lý học tập; thiết kế sản phẩm và dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục và truyền thông;
(3) Vận dụng tư duy phản biện, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sử dụng công nghệ, kỹ năng nghiên cứu một cách sáng tạo và hiệu quả trong hoạt động nghề nghiệp
(4) Tuân thủ pháp luật và các chuẩn mực đạo đức, thể hiện tinh thần học tập suốt đời để phát triển sự nghiệp và bản thân, trở thành người công dân gương mẫu, có đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội, đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngành.

Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo ngành Công nghệ Giáo dục có thể đảm nhận các công việc trong các lĩnh vực như:

 Chuyên ngành 1: Ứng dụng công nghệ vào giáo dục

+ Chuyên gia thiết kế các chương trình khóa đào tạo, tập huấn nội bộ; hỗ trợ, tư vấn cách sử dụng, ứng dụng môi trường giàu công nghệ vào dạy học, giáo dục một cách hiệu quả cho các cơ sở giáo dục, doanh nghiệp, tổ chức;

+ Chuyên gia phát triển và tổ chức chương trình đào tạo cho người lớn tuổi, đào tạo tại chỗ dành cho doanh nghiệp;

+ Chuyên gia tập huấn ứng dụng công nghệ vào giáo dục, tổ chức các hoạt động ứng dụng công nghệ vào giáo dục trong nhà trường; khoá học công nghệ thông tin trong cơ sở giáo dục;

+ Chuyên gia sáng tạo nội dung cho các chương trình khoa học – giáo dục của các đài truyền hình, đài phát thanh, các kênh truyền thông và mạng xã hội.

+ Chuyên viên hỗ trợ, tư vấn cách ứng dụng công nghệ thông tin cho các doanh nghiệp, công ty, tổ chức và các Phòng Giáo dục, trường học (gọi tắt là “cơ sở giáo dục”);

+ Chuyên gia tư vấn, thực hiện, hỗ trợ việc ứng dụng phương pháp dạy học STEAM trong các cơ sở giáo dục; Đánh giá kết quả học tập trong môi trường giàu công nghệ

Vị trí việc làm của người học chuyên ngành 2: Thiết kế và phát triển công nghệ giáo dục.

+ Nhà thiết kế và phát triển các ứng dụng trên thiết bị thông minh (smart phone, tablet…) liên quan đến giáo dục;

+ Chuyên viên phụ trách công tác chuyển đổi số cho các công ty Giáo dục số/Giáo dục trực tuyến, các cơ sở giáo dục;

+ Chuyên viên thiết kế, phát triển sản phẩm và sáng tạo nội dung học tập đa phương tiện cho các công ty Giáo dục số/Giáo dục trực tuyến/thiết bị trường học, các nhà xuất bản, các trường đại học/cao đẳng;

+ Nhà sản xuất và biên tập các tài liệu đa phương tiện phục vụ giáo dục (video, âm thanh, hình ảnh và nội dung trực tiếp); các thiết bị thông minh hoặc các sản phẩm sử dụng trong thực tại ảo, thực tại ảo tăng cường,….

+ Người thiết kế và phát triển học liệu số, khoá học số, chương trình khóa đào tạo, tập huấn nội bộ, thiết kế các sản phẩm phục vụ truyền thông trong giáo dục;

Vị trí việc làm của người học chuyên ngành 3: Quản trị công nghệ giáo dục 

+ Quản trị viên quản lý hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, các ứng dụng (app) giáo dục cho các trường học, doanh nghiệp, công ty, tổ chức giáo dục.

+ Chuyên viên quản lí đào tạo trực tuyến và trực tiếp tại trường học, doanh nghiệp, công ty, tổ chức giáo dục.

+Chuyên gia phụ trách quản trị thương hiệu và Marketing của nhà trường, quản lí website, fanpage của các cơ sở giáo dục, Phòng – Sở Giáo dục, công ty giáo dục số/Giáo dục trực tuyến. 

+ Nhà thiết kế ứng dụng và phát triển công nghệ mới thông minh trong quản trị nhà trường, ứng dụng kỹ thuật mô phỏng để quản lí các dự án giáo dục.

+ Chuyên gia thanh tra – giám sát hoạt động dạy và học trong nhà trường.  trong các cơ sở giáo dục; Đánh giá kết quả học tập trong môi trường giàu công nghệ.

Chương trình đào tạo ngành CNGD được thực hiện trong 10 học kỳ, trong thời gian 3,5 năm. Sinh viên được xét tuyển vào ngành sẽ học các môn thuộc khối giáo dục đại cương, khoa học cơ bản và cơ sở ngành trong 3 học kỳ đầu tiên. Sau khi được định hướng ngành nghề, sinh viên sẽ chọn 1 trong 3 chuyên ngành thuộc ngành CNGD bao gồm (1) Ứng dụng công nghệ vào giáo dục, (2) Thiết kế và phát triển CNGD, (3) Quản trị CNGD.

Từ học kỳ 4, sinh viên vừa tiếp tục học các học phần thuộc khối giáo dục đại cương, khoa học cơ bản, cơ sở ngành, vừa học các học phần thuộc khối kiến thức chuyên ngành/cốt lõi ngành/chuyên sâu theo chuyên ngành mình đã chọn. Sang học kỳ 10, sau khi đi thực tập tốt nghiệp về, sinh viên sẽ lựa chọn hoặc làm khoá luận/đồ án tốt nghiệp hoặc học 3 học phần thay thể Khoá luận/Đồ án tốt nghiệp.

Trong học kỳ 9 và đầu học kì 10, sinh viên sẽ thực tập tại các cơ sở giáo dục, trung tâm, công ty và tổ chức giáo dục có hoạt động theo lĩnh vực chuyên môn của mình, cụ thể:

(1) Sinh viên chuyên ngành “Ứng dụng công nghệ vào giáo dục” sẽ thực tập phương pháp giảng dạy, tập huấn nội bộ, hướng dẫn ứng dụng công nghệ vào giáo dục tại các cơ sở giáo dục, trung tâm, công ty và tổ chức giáo dục;

(2) Sinh viên chuyên ngành “Thiết kế và phát triển CNGD” thực tập tại các cơ sở giáo dục, trung tâm, công ty và tổ chức giáo dục có các hoạt động thiết kế và phát triển CNGD;

(3) Sinh viên chuyên ngành “Quản trị CNGD” thực tập tại các công ty giáo dục, tổ chức và các cơ sở giáo dục, thực tập. thực hành các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực quản trị Công nghệ Giáo dục.

Cũng trong học kỳ 10, sau khi đi thực tập tốt nghiệp về, sinh viên sẽ lựa chọn hoặc làm khoá luận/đồ án tốt nghiệp hoặc học 3 học phần thay thể Khoá luận/Đồ án tốt nghiệp.

Có 2 lộ trình học tập cho sinh viên tự do lựa chọn để phấn đấu học tập, rèn luyện theo điều kiện, hoàn cảnh, năng lực học tập của sinh viên gồm lộ trình học tập trước hạn (9 học kì) cho cả 3 chuyên ngành và Lộ trình học tập đúng hạn (10 học kì) cho cả 3 chuyên ngành.

Khoa Khoa học giáo dục

Tin tức khácXem thêm