Đề án mở ngành Kỹ thuật phần mềm bậc đại học chính quy
NTTU – Ngành công nghệ thông tin (CNTT) tại Việt Nam đang phát triển rất mạnh mẽ, đặc biệt là trong Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Do đó, nhu cầu về nhân lực CNTT nói chung và nhân lực cho ngành kỹ thuật phần mềm nói riêng là vô cùng lớn để có thể đáp ứng cho việc phát triển và mở rộng ứng dụng CNTT của các doanh nghiệp. Vì vậy, việc đào tạo nguồn nhân lực CNTT là cấp thiết để đáp ứng nhu cầu cơ hội việc làm lớn hàng đầu trong các ngành kinh tế hiện nay.
Việt Nam hiện nằm trong top 10 nước hàng đầu tại châu Á – Thái Bình Dương và 30 của thế giới về gia công và phát triển phần mềm. Theo bảng xếp hạng của công ty tư vấn Tholons, TP HCM và Hà Nội nằm trong Top 20 thành phố có dịch vụ outsourcing tốt nhất. Theo VietnamWorks, từ nay đến năm 2020, nếu tiếp tục tăng trưởng nhân lực ở mức 8%, Việt Nam sẽ thiếu hụt khoảng 78.000 nhân lực Công nghệ thông tin (CNTT) mỗi năm. Và đến năm 2020 sẽ thiếu hơn 500.000 nhân lực CNTT, trong đó Kỹ thuật Phần mềm là ngành có nhu cầu nhân lực cao nhất. Trong chiến lược phát triển đất nước, hội nhập quốc tế, công nghiệp hóa hiện đại hóa, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều cơ chế, chính sách ưu tiên cho phát triển ngành Kỹ thuật phần mềm. Trường Đại học Nguyễn Tất Thành mở ngành Kỹ thuật phần mềm nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực các tỉnh phía Nam trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và các địa phương khác nói chung là phù hợp với các chính sách của Đảng, Nhà nước.
Chính vì vậy, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành mở ngành đào tạo Kỹ thuật phần mềm là cần thiết và hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển, hội nhập của đất nước, khu vực và thế giới.
ĐH Nguyễn Tất Thành chính thức đào tạo ngành Kỹ thuật phần mềm bậc đại học chính quy
Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật phần mềm không chỉ cung cấp cho người học kiến thức nền tảng về công nghệ thông tin mà còn cung cấp các kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực Kỹ thuật phần mềm. Sinh viên theo học ngành Kỹ thuật phần mềm tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành sẽ được trang bị trang bị những kiến thức cơ sở và chuyên ngành từ phân tích, thiết kế, lập trình, kiểm thử đến quản lý các dự án phần mềm. Sinh viên được đào tạo kiến thức nền tảng và chuyên môn tốt kiến thức chuyên sâu về viết lập trình, kiểm thử, và bảo dưỡng phần mềm.
Xem thông tin Đề án mở ngành Kỹ thuật phần mềm TẠI ĐÂY