Có nên học ngành Y học Dự phòng?
• Bác sĩ Y học Dự phòng – ngành học hấp dẫn
• Ngành Y học Dự phòng sau khi ra trường sẽ làm gì? Ở đâu?
• Có nên học ngành Y học Dự phòng?
Theo nghị quyết số 18, Quốc hội khóa 12 đã quyết định dành tối thiểu 30% ngân sách cho y tế dự phòng cho nguồn ngân sách y tế chung. Bộ Y tế cũng đang tìm cách cải cách chế độ tài chính của ngành Y tế dự phòng trong đó có tăng nguồn thu hút dịch vụ, tăng đầu tư ngân sách thêm. Hiện nay Bộ Y tế cũng đang phát triển hệ bác sỹ gia đình. |
Theo các chuyên gia, trước đây, bác sỹ thuộc lĩnh vực dự phòng không được phép tham gia khám chữa bệnh. Thu nhập thấp khiến đời sống của nguồn nhân lực khối y học dự phòng gặp nhiều khó khăn hơn so với khối bác sỹ điều trị khiến một số người băn khoăn khi lựa chọn ngành học này dẫn tới nguồn nhân lực của y tế dự phòng luôn trong tình trạng thiếu hụt. Bên cạnh đó, từ cuối năm 2014, Bộ Y tế cho phép bác sỹ hoạt động trong lĩnh vực y tế dự phòng tại TP. HCM được tham gia khám chữa bệnh, điều này đã mở ra một trang mới đầy triển vọng cho ngành học này.
Bạn biết gì về ngành Y học Dự Phòng
Y học Dự phòng là một lĩnh vực y tế liên quan đến việc thực hiện các biện pháp để phòng bệnh. Song song với Y học điều trị, Y học Dự phòng chịu trách nhiệm triển khai thực hiện, đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu và chính sách thúc đẩy và bảo vệ sức khỏe (để giảm xác suất xuất hiện bệnh hoặc ngăn chặn sự tiến triển hoặc kiểm soát của nó) giám sát vấn đề sức khỏe của người dân, xác định nhu cầu sức khỏe của họ và lập kế hoạch, quản lý và đánh giá các dịch vụ y tế. Y học Dự phòng bao gồm năm lĩnh vực hoạt động cụ thể (lĩnh vực chuyên môn) là dịch tễ học, quản lý y tế, y học dự phòng, y học môi trường và nghề nghiệp và nâng cao sức khỏe.
Y học Dự phòng đang thiếu nguồn nhân lực
Nhiệm vụ của các bác sỹ Y học Dự phòng?
Bác sỹ Y học dự phòng làm nhiệm vụ cảnh báo và giúp người dân phòng tránh những loại bệnh tật có khả năng phát sinh trong tương lai gần. Công việc thường xuyên của họ là tham gia công tác tiêm chủng mở rộng trong cả nước, ở các trung tâm y tế dự phòng tại các tỉnh, huyện, hướng dẫn thực hành vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, vệ sinh dinh dưỡng. Họ làm việc tại các trạm và đội vệ sinh phòng dịch từ tuyến Trung ương đến xã phường, thị trấn, Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Sốt rét ký sinh trùng, Vụ Vệ sinh phòng dịch, Cục quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ Y tế… Họ cũng là người đánh giá được các hoạt động nghiên cứu khoa học về y học dự phòng và y tế công cộng, vận dụng các kiến thức về phương pháp luận trong y học để đánh giá được hiệu quả của các hoạt động y tế cũng như chương trình y tế, đồng thời có khả năng độc lập trong nghiên cứu khoa học.
Học ngành này ở đâu?
Được sự cho phép và tín nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế năm học 2016- 2017, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã mở thêm ngành mới đó là Y học Dự phòng trình độ đại học, đáp ứng tối đa cho ngành y tế và nhu cầu theo học ngành này của học sinh khu vực TP.HCM và các tỉnh lân cận. Sau một thời gian dài chuẩn bị nguồn lực và nhân lực, ngành Y tế Dự phòng của Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đã quy tụ được hơn 100 giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng bao gồm các giáo sư, tiến sĩ đầu ngành, nhiều thạc sĩ có uy tín, kinh nghiệm trong công tác và giảng dạy tại các trường đại học y dược, bệnh viện lớn trong nước và quốc tế.
Chương trình đào tạo của ngành Y học Dự phòng sẽ được xây dựng theo tiêu chuẩn của các trường đại học lớn, đồng thời nhận được sự cố vấn sâu sát của các chuyên gia, tiến sĩ, bác sĩ đầu ngành đến từ Trường ĐH Y Dược TP. HCM. Nhà trường cũng tham khảo nhiều chương trình uy tín trong nước lẫn quốc tế và được đánh giá theo Bộ tiêu chuẩn AUN-QA của mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á(ASEAN University Network).
Năm 2021, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành dự kiến xét tuyển theo 5 phương thức:
+ Phương thức 1: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2021 theo tổ hợp môn. + Phương thức 2: Xét kết quả học bạ THPT đạt 1 trong các tiêu chí: ♦ Tổng ĐTB 1 HK lớp 10+ ĐTB 1 HK lớp 11+ ĐTB 1 HK lớp 12 đạt từ 18 trở lên (được chọn điểm cao nhất trong 2 học kỳ của mỗi năm học); ♦ Điểm tổ hợp các môn xét tuyển lớp 12 đạt từ 18 trở lên; ♦ Điểm trung bình cả năm lớp 12 đạt từ 6.0 trở lên; + Phương thứ 3: Xét kết quả bài thi kiểm tra đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP. HCM. + Phương thức 4: Thi tuyển đầu vào do trường ĐH Nguyễn Tất Thành tổ chức. + Phương thức 5: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển các thí sinh đạt giải kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia, Kỳ thi tay nghề Asean và quốc tế; xét tuyển các thí sinh người nước ngoài đủ điều kiện học tập hoặc theo diện cử tuyển. Riêng với các ngành sức khỏe, Trường áp dụng theo quy định về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Bộ GD&ĐT. |
► Thí sinh đăng ký tại đây để được tư vấn chi tiết hơn:
———————————————————————————————-
Trụ sở chính: 300A – Nguyễn Tất Thành, Phường 13, Quận 4, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại: 1900 2039 (ext: 305) Fax: (028) 3940 4759
Hotline: 0902 298 300 – 0906 298 300 – 0912 298 300 – 0914 298 300
Email: tuyensinh@ntt.edu.vn Facebook: Facebook.com/DaiHocNguyenTatThanh
Bài: Phượng Nguyễn