Chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc thuộc ngành Dược học

NTTU – Với ưu điểm như sự nhanh chóng, sẵn sàng cũng như thuận tiện, thuốc tồn tại ở xung quanh chúng ta và có thể mua bất cứ khi nào. Để làm được điều này, ta không thể không đề cập tới hoạt động Quản lý và cung ứng thuốc với vai trò vô cùng quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu khái niệm về ngành nghề này cũng như vai trò và mô hình hoạt động cụ thể ngay bây giờ.

Quản lý và cung ứng thuốc là một trong 5 chuyên ngành chính của ngành Dược tại hầu hết các trường thuộc khối ngành Y tế hiện nay. Đây cũng đồng thời là một chuỗi quy trình của những cá nhân có chuyên môn nhằm đưa được thuốc tới tay người tiêu dùng một cách thuận lợi và nhanh chóng.

Ta có thể dễ dàng nhận ra vai trò và nhiệm vụ của ngành thông qua loại hàng hóa đặc biệt mà ngành đảm nhận – thuốc. Thuốc đã trở thành một phần quan trọng giúp đem lại hiệu quả điều trị bệnh cũng như cải thiện đời sống của con người. Tương ứng với đó, thuốc cũng có những yêu cầu rất khắt khe về chất lượng, hoạt động phân phối hay sử dụng hiệu quả.

Chính vì vậy, chuyên ngành Quản lý cung ứng thuốc như một cầu nối quan trọng nhằm phân phối thuốc kịp thời, chất lượng và đảm bảo tới mọi người. Các khâu như quản lý, cấp phát, đảm bảo chất lượng trong quá trình vận chuyển,… đều góp phần to lớn trong công cuộc hướng tới hoạt động sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả.

Mô hình về hoạt động này gồm 6 nội dung chính lần lượt là Tổng quát hóa → Lựa chọn thuốc → Tìm kiếm, thu mua → Phân phối → Sử dụng → Quản lý.
3.1 Tổng quát hóa
Để bắt đầu hoạt động quản lý và cung ứng mặt hàng đặc biệt này, thực trạng tình hình cung ứng thuốc trong khu vực là yếu tố đầu tiên bạn cần quan tâm. Dựa vào đó, bạn sẽ đưa ra được mục tiêu mà bản thân hay doanh nghiệp cần đạt được. Sau khi đã xác định được quy mô phân phối phù hợp, kế hoạch cung ứng sẽ được lên dựa vào 06 bước cơ bản dưới đây:
– Thiết lập một đội hình có tổ chức kế hoạch cụ thể.
– Xác định mục tiêu cũng như đối tượng trong khu vực.
– Xác định những điểm quan trọng để tập trung và phát triển.
– Mô tả thực trạng tổ chức cũng như nguồn cung cấp sẵn có.
– Chỉ ra và xác nhận những thiếu hụt.
– Thiết lập chiến lược phát triển phù hợp.
3.2 Lựa chọn thuốc
Là người thực hiện công tác quản lý và cung ứng thuốc, bạn cần xác định loại thuốc cần lựa chọn cũng như số lượng phù hợp là bao nhiêu. Để làm được điều này, những nguyên tắc chung dưới đây chắc chắn không thể bỏ qua:
– Lựa chọn số lượng thuốc tối thiểu để điều trị bệnh nhân dựa trên cơ sở dịch tễ học của tần số mục tiêu.
– Thuốc được lựa chọn phải đúng tên danh pháp.
– Chỉ chọn dạng và liều cần thiết, đáp ứng được nhu cầu trong khu vực.
– Hoàn thiện danh mục thuốc có hệ thống và đồng nhất về nội dung điều trị.
3.3 Tìm kiếm và thu mua thuốc
Giai đoạn tìm kiếm và thu mua thuốc là một bài toán khó với bất kỳ doanh nghiệp hay cá nhân Dược sĩ tự kinh doanh nào. Nguồn cung ứng có thể xuất phát từ bất cứ đơn vị nào như doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp nước ngoài, nhà sản xuất địa phương,… Để lựa chọn đúng nguồn cung ứng, độ uy tín, tin cậy hay giới hạn có thể cung cấp đều cần chú ý đến.
Bên cạnh đó, bạn cần tuân thủ các bước sau trong quá trình tìm kiếm và thu mua thuốc:
– Xem xét lại danh mục thuốc đã lựa chọn.
– Cân bằng giữa nhu cầu nhập hàng và khả năng tài chính.
– Lựa chọn phương pháp thu mua tối ưu.
– Giới hạn và lựa chọn đơn vị cung ứng phù hợp.
– Xác định rõ các điều khoản hợp đồng quan trọng.
– Tiếp nhận và kiểm tra thuốc.
– Thanh toán.
– Thực hiện phân phối thuốc.
– Thu thập dữ liệu người dùng phục vụ công việc.
3.4 Phân phối thuốc
Khâu phân chia, di chuyển, bảo quản thuốc xuyên suốt quá trình vận chuyển bằng phương tiện khác nhau được gọi là phân phối thuốc. Quy tắc thực hành tốt phân phối thuốc được được Bộ Y tế quy định chi tiết trong Thông tư 03/2018/TT-BYT và đây là bộ nguyên tắc, tiêu chuẩn bắt buộc phải thực hiện. 4 nội dung quan trọng nhất gồm:
– Cung cấp thông tin về thuốc cho các bên liên quan và người tiêu dùng.
– Tồn trữ thuốc.
– Vận chuyển, giao nhận thuốc đến các kênh phân phối.
– Thanh toán cũng như quyết toán tiền thuốc.
3.5 Hướng dẫn sử dụng thuốc
Để người dùng có thể sử dụng thuốc hiệu quả và an toàn, khâu hướng dẫn sử dụng thuốc chắc chắn không thể bỏ qua. Đây vừa là trách nhiệm trực tiếp của Dược sĩ khi bán thuốc cho bệnh nhân cũng như những cá nhân tham gia vào khâu quản lý và cung ứng thuốc. 3 vấn đề cần chú ý đến là:
– Phối hợp thuốc phải đúng, không có tương tác bất lợi.
– Khả năng tuân thủ điều trị của người bệnh cao
– Có chỉ dẫn dùng thuốc đúng.
3.6 Công tác quản lý
Khâu cuối cùng trong mô hình này là thực hiện công tác quản lý với các nội dung như tổ chức cung ứng, chiến lược giảm giá, thiết kế chương trình huấn luyện… Để quá trình vận hành và cung ứng thuốc được diễn ra thuận lợi, hoạt động quản lý cần được đảm bảo tính chính xác, phù hợp và tỉ mỉ.

Về vị trí công việc, bạn có thể trở thành các Chuyên viên phân phối và quản lý trong các chuỗi cung ứng thuốc của doanh nghiệp. Bạn cũng có thể tham gia vào các khâu như phân phối, quản lý, lựa chọn thuốc,… Hoặc bạn cũng có thể tham gia vào xử lý giấy tờ pháp lý cho doanh nghiệp Dược phẩm cũng như mở tiệm thuốc riêng nếu có vốn hiểu biết và kiến thức kinh doanh. Công tác tại cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực dược; khoa dược bệnh viện – phòng khám đa khoa; các cơ sở sản xuất/xuất nhập khẩu thuốc, bán thuốc sỉ và lẻ hoặc giảng dạy tại các trường ĐH, CĐ, trung cấp y tế…

Trên đây là những thông tin cơ bản về chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc do Trường ĐH Nguyễn Tất Thành tổng hợp. Hy vọng với những thông tin đã cung cấp, bạn đọc sẽ đưa ra được lựa chọn phù hợp với định hướng và ước mơ của bản thân.

Các phương thức xét tuyển

►Thí sinh đăng ký tại đây để được tư vấn chi tiết hơn:

———————————————————————————————

► Đăng ký xét học bạ online ngay bây giờ để được ưu tiên xét tuyển:

Thông tin liên hệ:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

Địa chỉ: 300A Nguyễn Tất Thành, phường 13, quận 4, TP. HCM

Tổng đài: 1900 2039

Hotline: 0902 298 300 – 0906 298 300 – 0912 298 300 – 0914 298 300

Website: ntt.edu.vn hoặc tuyensinh.ntt.edu.vn

Trường ĐH Nguyễn Tất Thành tổng hợp

Tin tức khácXem thêm