Bạn biết gì về ngành Công nghệ thực phẩm?

> 5 lý do bạn nên chọn học ngành Công nghệ Thực phẩm tại Đại học Nguyễn Tất Thành

> Giới thiệu ngành Công nghệ thực phẩm

NTTU – Công nghệ thực phẩm là một trong những ngành được xếp hàng đầu trong một số nhóm ngành dẫn đầu về nhu cầu nhân lực cho đến năm 2025, ngành Công nghệ thực phẩm dần dần đã định hình vị thế của mình trong đời sống kinh tế xã hội của Việt Nam. Hiện nay, nhu cầu nhân lực trình độ cao cho ngành này vẫn còn là một bài toán chung cho các công ty, nhà máy, trường học, viện nghiên cứu và các cơ quan quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực thực phẩm. Vì vậy, ngành Công nghệ thực phẩm – Trường ĐH Nguyễn Tất Thành hứa hẹn nhiều cơ hội cho những ai có đam mê. Theo trung tâm dự báo nguồn nhân lực Thành phố Hồ Chí Minh, nhu cầu nhân lực cho 04 nhóm ngành công nghiệp trọng yếu nhất đến năm 2025 trong đó có ngành Chế biến lương thực thực phẩm đứng hàng thứ 2, với nhu cầu số chỗ làm việc khoảng 10.800 người/năm

Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành được xây dựng trên nền tảng của những trường đại học lớn, uy tín trong nước và quốc tế, với giáo trình giảng dạy uy tín trên thế giới. Sinh viên sẽ được tiếp cận những kỹ thuật tiên tiến ứng dụng trong lĩnh vực chế biến thực phẩm.

Giờ học thực hành của sinh viên ngành Công nghệ Thực phẩm của ĐH Nguyễn Tất Thành

Trong quá trình theo học, sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm sẽ được thực tập, thực tế tại các công ty, nhà máy sản xuất thực phẩm quy mô lớn trên địa bàn TP. HCM và các tỉnh lân cận để rèn luyện kỹ năng tay nghề. Đặc biệt, khoa Công nghệ thực phẩm Trường ĐH Nguyễn Tất Thành còn có xưởng thực hành quy mô pilot (dây chuyền sấy dẻo, sấy lạnh, dây chuyền sản xuất nước giải khát…), hệ thống phòng thực hành, thí nghiệm hiện đại tạo điều kiện cho sinh viên thực hành, nghiên cứu và phát triển những sản phẩm mới.

 Tố chất cần có của ngành nghề

Để làm việc trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm, người lao động cần phải có bằng cử nhân hoặc kỹ sư công nghệ thực phẩm. Khóa học này bao gồm các kiến thức liên quan đến sinh học, hóa học hữu cơ, hóa học thực phẩm, kỹ thuật thực phẩm… Các nghiên cứu và thực tập chuyên ngành là bắt buộc để hoàn thành khóa học. Người học cần có khả năng toán học và các môn khoa học tự nhiên tốt để hỗ trợ trong quá trình làm việc.

Khoa học thực phẩm yêu cầu những kiến thức sâu rộng về những nguyên lý khoa học và khả năng sáng taọ. Trong lĩnh vực có nhiều sự cạnh tranh nơi các doanh nghiệp luôn cạnh tranh lẫn nhau để thu hút sự quan tâm và sự trung thành của khách hàng với sản phẩm như lĩnh vực công nghệ thực phẩm, các nhà khoa học thực phẩm cần phải tiếp cận và phát triển các công nghệ mới giúp doanh nghiệp dẫn đầu trên thị trường. Ngoài ra, niềm đam mê về nấu nướng, dinh dưỡng và bảo quản thực phẩm cũng giúp cho các cá nhân luôn kết nối và có cảm hứng khi làm việc.

Khu thực hành của sinh viên ngành Công nghệ Thực phẩm 

Các kỹ thuật viên thực phẩm luôn phải làm việc nhóm để giải quyết công việc. Do đó, kỹ năng giao tiếp tốt rất quan trọng để hoàn thành dự án. Hơn nữa, khả năng hợp tác khi làm việc để hoàn thành mục tiêu chung cũng là điều cần thiết. Mặt khác, khi làm việc độc lập trong những dự án nhỏ, khả năng giao tiếp bằng văn bản và ngôn ngữ cũng giúp họ chia sẻ kết quả và trao đổi thông tin trong trường hợp cần thiết.

   
 

Mã ngành: 7540101

Tổ hợp môn xét tuyển:

A00: Toán – Lý – Hóa

A01: Toán – Lý – Anh

B00: Toán – Hóa – Sinh

D07: Toán – Hóa – Anh

Thời gian đào tạo: 4 năm

Mục tiêu chính của các nhà khoa học thực phẩm là hoàn thành các nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Để hoàn thành những nghiên cứu này một cách hiệu quả, các cá nhân cần có sự quan tâm tới những chi tiết nhỏ cũng như có sự kiên nhẫn để thực hiện các thí nghiệm một cách chuẩn xác. Kỹ năng tin học căn bản và tiếp cận công nghệ thông tin mới cũng là một trong những kỹ năng quan trọng để thu nhận, chia sẻ và phát triển các kỹ thuật mới.

► Cơ hội nghề nghiệp

Nhân viên R&D trong các nhà máy chế biến thực phẩm và đồ uống với  nhiệm vụ chính là nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, không chỉ dừng lại ở đó nhân viên R&D còn có các nhiệm vụ như nghiên cứu cải tiến các sản phẩm cũ chưa được khách hàng quan tâm nhiều, nghiên cứu các nguyên liệu tiềm năng có giá rẻ hơn nguyên liệu đang sử dụng hay nghiên cứu để cải tiến các chất liệu, kiểu dáng bao bì mới hay đưa ra phương thức đóng gói bao bì tối ưu nhất.

Nhân viên QA là một nhân viên không thể thiếu trong các nhà máy chế biến thực phẩm với các nhiệm vụ chính:

  • Quản lý hệ thống quy trình, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sản phẩm (thiết lập quy trình, đưa ra tiêu chuẩn kỹ thuật của nguyên liệu, sản phẩm, sau đó kiểm soát đúng quy trình, tiêu chuẩn, hướng dẫn… để đảm bảo chất lượng sản phẩm; quản lý hồ sơ, giấy tờ).
  •  Kiểm soát quy trình sản xuất (kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào, kiểm tra các thông số kỹ thuật; giám sát các quá trình sản xuất của công nhân; phát hiện, phân loại các sản phẩm, bán sản phẩm không đạt tiêu chuẩn cần sửa chữa; hàng ngày kiểm tra chất lượng của sản phẩm, bán thành phẩm).
  •  Báo cáo và giải quyết sự cố (giải quyết các sự cố phát sinh trong quá trình sản xuất, nếu không giải quyết được báo cáo lên quản lý sản xuất, phối hợp các bộ phận tìm ra hướng giải quyết, thông báo cho các ca sản xuất khác được biết để kịp thời xử lý).
  • Nhân viên QC trong nhà máy chế biến thực phẩm cần hiểu rõ quy trình công nghệ sản xuất, các đặc điểm sản phẩm của nhà máy. Nhân viên QC có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng các công đoạn của quy trình theo tiêu chuẩn đã được đưa ra, do đó cần sử dụng thành thạo các dụng cụ, thiết bị và có thao tác phân tích kết quả đo chính xác. Kiểm tra chất lượng sản phẩm tại công đoạn được phân công và kết hợp xử lý khi có sự cố hoặc các lỗi không phù hợp. Phát hiện, phân loại sản phẩm hoặc bán thành phẩm có sai sót và yêu cầu công nhân sửa chữa.
  • Nhân viên kinh doanh ngành thực phẩm cần có kiến thức về sản phẩm kinh doanh, có khả năng giao tiếp, phân tích thị trường, nắm bắt nhu cầu khách hàng, thuyết phục khách hàng, đưa ra những tư vấn phù hợp. Thực hiện công việc chăm sóc khách hàng và phản ánh những phản hồi của khách cho công ty. Thực hiện việc giao dịch, ký kết hợp đồng, tìm kiếm khách hàng tiềm năng.

► Vị trí việc làm: SV tốt nghiệp kỹ sư ngành Công nghệ thực phẩm sẽ làm việc tại những vị trí:

  • Kiểm soát chất lượng thực phẩm;
  • Đảm bảo chất lượng thực phẩm;
  • Nghiên cứu và phát triển sản phẩm thực phẩm;
  • Kỹ thuật phòng thí nghiệm;
  • Kinh doanh sản phẩm thực phẩm, phụ gia, thiết bị chế biến thực phẩm;
  • Tư vấn, thương mại sản phẩm thực phẩm. 

 Khoa Công nghệ Hóa thực phẩm 

Ảnh: Duy Anh 

 

Năm 2021 ngành Công nghệ thực phẩm tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành xét tuyển theo 5 phương thức:

Phương thức 1: xét tuyển kết quả thi THPT năm 2021

Phương thức 2: xét tuyển kết quả học bạ đạt 1 trong các tiêu chí :

  • Điểm tổ hợp các môn xét tuyển lớp 12 đạt từ 18 trở lên.
  • ĐTB 1 HK lớp 10 + ĐTB 1HK lớp 11 + ĐTB 1 HK lớp 12 đạt từ 18 trở lên (được chọn điểm cao nhất trong 2 HK của mỗi năm học)
  • Điểm Trung bình cả năm lớp 12 đạt từ 6.0 trở lên.

Phương thức 3: xét tuyển kết quả bài thi kiểm tra đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP. HCM.

Phương thức 4: Thi tuyển đầu vào do Trường ĐH Nguyễn Tất Thành tổ chức

Phương thức 5: xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển, cử tuyển

 

 Thí sinh đăng ký tại đây để được tư vấn chi tiết hơn:

đề án tuyển sinh đại học - cao đẳng 2016 của HUTECH

———————————————————————————————-

 
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở chính: 300A – Nguyễn Tất Thành, Phường 13, Quận 4, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam 
Điện thoại: 1900 2039 (ext: 305)     Fax: (028) 3940 4759 
Hotline: 0902 298 300 – 0906 298 300 – 0912 298 300 – 0914 298 300
Email: tuyensinh@ntt.edu.vn   Facebook: Facebook.com/DaiHocNguyenTatThanh

Tin tức khácXem thêm