Giới thiệu hoạt động Đảm bảo chất lượng của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành
Cơ cấu tổ chức Đảm bảo chất lượng tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành
Cơ cấu tổ chức Đảm bảo chất lượng của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành được phân thành 3 cấp gồm: Ban giám hiệu, Phòng Đảm bảo chất lượng, Tổ Đảm bảo chất lượng ở các khoa và các đơn vị hỗ trợ đào tạo; trong đó Hội đồng Đảm bảo chất lượng giáo dục của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành sẽ giữ vai trò tư vấn và tham mưu cho Ban giám hiệu về chiến lược Đảm bảo chất lượng, chính sách và Kế hoạch thực hiện đảm bảo chất lượng.
Quan điểm đảm bảo chất lượng
Quan điểm chất lượng của Trường là “Chất lượng là sự phù hợp”. Trường xác định các bên liên quan bao gồm: Sinh viên, Trường, Nhà nước, giảng viên, Cựu sinh viên, Nhà tuyển dụng, Nhà tuyển dụng tiềm năng, Hội nghề nghiệp và Xã hội.
Đối với Trường “chất lượng là quá trình”. Trường thực hiện nhiều chu trình PDCA liên tiếp nhau. Kết quả của chu trình trước là đầu vào cho chu trình sau, cho đến khi đạt đến mục tiêu đề ra. Sau khi đạt được mục tiêu, trường phân tích, đánh giá các thành quả đạt được để xác định mục tiêu tiếp theo cao hơn để phấn đấu đạt đến. Một chu trình PDCA của trường bao gồm các hoạt động lập kế hoạch, thực hiện, đánh giá và cải tiến liên tục trong đó đánh giá và cải tiến song hành cùng việc lập kế hoạch và thực hiện.
Từ năm 2012 đến nay, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống Đảm bảo chất lượng bên trong và kiểm định chất lượng giáo dục theo các tiêu chuẩn trong nước, khu vực và quốc tế. Hệ thống quản trị chất lượng tổng thể của Trường (Total Quality Management, TQM) bao gồm 03 cấp: chiến lược, hệ thống và chiến thuật nhằm thực hiện các chức năng giám sát, đánh giá và hỗ trợ cho các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng, được xây dựng và triển khai dựa trên 03 quan điểm cơ bản là:
- Người học là trung tâm của tất cả mọi hoạt động của Trường
- Trường cải tiến liên tục chất lượng dựa trên phản hồi của các bên liên quan bên trong và bên ngoài Trường
- Tất cả mọi người trong Trường đều có trách nhiệm tham gia vào hệ thống TQM của Trường:
- Cấp chiến lược: xây dựng Chính sách chất lượng, Chiến lược Đảm bảo chất lượng và ban hành các quy định Đảm bảo chất lượng;
- Cấp Hệ thống: xây dựng các quy trình và công cụ Đảm bảo chất lượng dựa trên chu trình PDCA và phổ biến đến toàn thể cán bộ – giảng viên – nhân viên trong toàn Trường thực hiện;
- Cấp chiến thuật: Chiến lược Đảm bảo chất lượng được cụ thể hóa thành Mục tiêu chất lượng trong từng năm, là cơ sở để tất cả các đơn vị trong toàn Trường xây dựng kế hoạch triển khai công việc gồm (i) tự đánh giá cấp chương trình đào tạo (ii) cải tiến các hoạt động sau đánh giá ngoài cấp Trường, (iii) Cơ sở dữ liệu (CSCL) và Mục tiêu chất lượng (MTCL), (iv) thu thập thông tin các bên có liên quan, và (v) họp giao ban Đảm bảo chất lượng và tập huấn chuyên môn.
Mô hình quản trị chất lượng tổng thể của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành
Mục tiêu chiến lược Đảm bảo chất lượng giai đoạn 2020-2025
Chiến lược Đảm bảo chất lượng của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đến năm 2025 được triển khai dựa trên việc phát triển và phân bổ nguồn lực trong toàn trường, nêu rõ các mục tiêu chất lượng. Các mục tiêu này được chuyển tải vào mục tiêu và kế hoạch hành động của mỗi đơn vị để thực hiện. Chiến lược Đảm bảo chất lượng của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành gồm các mục tiêu sau:
Mục tiêu 1: Cải tiến hệ thống quản lý chất lượng tổng thể;
Mục tiêu 2: Nghiên cứu nội bộ (Institutional research) nhằm thúc đẩy quá trình ra quyết định về Đảm bảo chất lượng dựa trên dữ liệu;
Mục tiêu 3: Kiểm định chất lượng giáo dục đạt chuẩn theo các Bộ tiêu chuẩn trong nước, khu vực;
Mục tiêu 4: Khẳng định vị thế của Nhà trường trong nước, khu vực, quốc tế thông qua hoạt động gắn sao, và xếp hạng.
Chính sách chất lượng của Nhà trường được định kỳ rà soát, đánh giá và cải tiến với cốt lõi là cam kết xây dựng môi trường học thuật tích cực, trải nghiệm thực tiễn, thích ứng nhanh với sự thay đổi nhằm cung ứng nguồn nhân lực có năng lực khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, hội nhập, có sức cạnh tranh cao trong thị trường lao động; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam, khu vực và quốc tế thông qua những chính sách cụ thể:
- Phát triển mô hình quản trị đại học theo định hướng ứng dụng đa ngành, đa lĩnh vực, có tính hội nhập cao;
- Tạo lập môi trường học thuật tích cực, trải nghiệm thực tiễn cho người học nhằm nuôi dưỡng nhân cách; phát triển năng lực khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; khả năng hội nhập quốc tế và năng lực học tập suốt đời;
- Nâng tầm liên minh chiến lược với doanh nghiệp để gắn kết “Đào tạo – Việc làm”; đào tạo nguồn nhân lực gắn với nhu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước;
- Phát triển mô hình hệ thống giáo dục mở, xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời trên nền tảng giáo dục số và giáo dục 4.0;
- Cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng tổng thể nhằm nâng cao mức độ hài lòng của các bên liên quan, đạt chuẩn khu vực và quốc tế.
Kết quả kiểm định và gắn sao
Trải qua hành trình chất lượng cho đến nay Nhà trường đã đạt được các kết quả đáng khích lệ trong kiểm định và gắn sao.
-
25 chương trình đào tạo đạt chuẩn kiểm định theo Thông tư 04/2016/TT-BGDĐT (03 CTĐT đã tái kiểm định);
-
8 chương trình đào tạo đạt chuẩn kiểm định theo Bộ tiêu chuẩn AUN-QA (04 CTĐT đã tái kiểm định);
- 4 chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ đạt chuẩn kiểm định theo Thông tư 04/2016/TT-BGDĐT;
-
11 chương trình đào tạo gắn sao CTĐT theo UPM.
Chứng nhận của Bộ Giáo dục & Đào tạo
Chứng nhận của UPM
Chứng nhận của AUN-QA
Chứng nhận của QS-STARS