Lãnh đạo trường đại học khởi nghiệp: Cần quyết liệt để dẫn dắt và truyền cảm hứng
Là một trong những trường đại học tại Việt Nam tiên phong đổi mới trở thành trường đại học đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành thiết lập văn hóa đổi mới sáng tạo một cách đồng bộ, trên tất cả các lĩnh vực từ quản trị, lãnh đạo quản lý, đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng đến các dịch vụ mà trường đại học cung cấp. Dịp này, TS. Trần Ái Cầm – Hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã có buổi phỏng vấn với Tạp chí Doanh nhân Sài Gòn online, cùng trao đổi, chia sẻ các kinh nghiệm về trường đại học khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.
Phóng viên: Thưa bà, bà đánh giá như thế nào về tương lai của các đại học khởi nghiệp và vai trò của các nhà lãnh đạo trường đại học trong việc định hình tương lai đó là gì?
TS. Trần Ái Cầm: Đánh giá về tương lai của một trường đại học khởi nghiệp, đầu tiên chúng ta có thể thấy được rằng đại học khởi nghiệp đã, đang và là một xu thế chủ đạo trong việc phát triển các cơ sở giáo dục. Nếu như nhìn vào khía cạnh tiếp cận ở phương diện thế giới, chúng ta có thể thấy đối với thế giới đã có rất nhiều các mô hình đại học khởi nghiệp đang rất là thành công và đã được phát triển rất là sớm. Ví dụ như Đại học Stanford (Mỹ) hay Đại học Oxford (Vương quốc Anh) là những đại học theo mô hình đại học khởi nghiệp của thế giới, tạo được những môi trường khởi nghiệp năng động.
Ở Việt Nam, các chuyên gia, nhà quản lý, nhà khoa học đã có những đánh giá và nhìn nhận để thấy rằng đại học khởi nghiệp không chỉ giúp cho cơ sở giáo dục phát triển bền vững mà còn thực hiện việc lan tỏa, đóng góp vào cái sự phát triển chung của kinh tế xã hội. Bên cạnh đó, với những cái chính sách Ủy ban nhân dân TP. HCM, của Bộ Giáo dục và Đào tạo hay Chính phủ đã tạo rất là nhiều cơ hội cho các đại học chuyển đổi theo mô hình đại học khởi nghiệp. Tính đến thời điểm hiện tại, một số trường đã hưởng ứng tham gia vào con đường của đại học khởi nghiệp, từ đó chúng ta có thể thấy rằng vai trò của lãnh đạo, người thực hiện trường đại học khởi nghiệp là rất quan trọng, định hướng để dẫn dắt cũng như kiến tạo một cơ sở giáo dục trở thành một trường đại học khởi thành công.
TS. Trần Ái Cầm – Hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành
Phóng viên: Vậy thì bà đánh giá là cái cái thực trạng hiện nay là các trường đã thực hiện tốt cái việc này chưa?
TS. Trần Ái Cầm: Đến thời điểm này, đối với một trường đại học để vận hành thì đa phần tất cả các trường đều có xây dựng chiến lược để phát triển kế hoạch, mục tiêu của mình. Các trường đều tuyên bố về tầm nhìn, sứ mạng, giá trị cốt lõi, triết lý giáo dục của mình và sẽ lập cái kế hoạch để thực thi các hoạt động đó. Tuy nhiên, đối với lại cái chiến lược để xây dựng cái mô hình đại học khởi nghiệp thì thực tế ở TP. HCM, chỉ mới có một vài trường đã bắt đầu tuyên bố sẽ đi theo cái mô hình đại học khởi nghiệp.
Phóng viên: Thực tế tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành thì đang triển khai như thế nào, thưa bà?
TS. Trần Ái Cầm: Đối với Trường ĐH Nguyễn Tất Thành thì giai đoạn trước là đi theo định hướng ứng dụng, bắt đầu từ năm 2021 thì nhà trường đã bắt đầu thực hiện chuyển đổi sang mô hình đại học khởi nghiệp. Điều này được nhà trường tuyên bố trong tầm nhìn, sứ mạng của nhà trường cũng như là nhà trường có đặt ra những cái chiến lược để thực hiện cái xây dựng cái mô hình của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành trở thành mô hình đại học khởi nghiệp.
Phóng viên: Thưa bà là năm 2022 thì Tổ chức Hợp tác và phát triển Kinh tế (OECD) đã đưa ra định nghĩa về đại học khởi nghiệp, trong định nghĩa này thì còn kèm theo một số yếu tố tác động đến sự phát triển của mô hình này, bao gồm vai trò của các nhà lãnh đạo. Vai trò lãnh đạo ở đây được hiểu là của những ai, thưa bà? Và với mỗi đối tượng thì tinh thần lãnh đạo đó ảnh hưởng thế nào đến quá trình dẫn dắt hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cũng như là xây dựng và phát triển mô hình đại học khởi nghiệp
TS. Trần Ái Cầm: Đầu tiên, có thể thấy rằng Tổ chức Hợp tác và phát triển Kinh tế (OECD) đã đưa ra những yếu tố của một trường đại học khởi nghiệp, trong đó có 7 yếu tố bao gồm: năng lực tổ chức, con người, những chính sách ưu đãi, mối quan hệ giữa giữa nhà trường với doanh nghiệp trong việc trao đổi tri thức hay là con đường của nhà khởi …, trong đó có yếu tố về lãnh đạo. Đối với yếu tố lãnh đạo, có thể thấy rằng trong cơ cấu tổ chức bao gồm là lãnh đạo cấp cao (Hội đồng quản trị, hội đồng trường, hiệu trưởng) cho đến quản trị cấp trung.
Ví dụ như người đứng đầu thì phải đưa ra được những tầm nhìn, chiến lược để định hướng phát triển hay là tạo cảm hứng cho đội ngũ để thực hiện. Đội ngũ này cũng phải huy động được cái nguồn lực để thực hiện mô hình đó. Đối với cấp trung thì sẽ là cái đơn vị trực tiếp để thực thi, truyền tải các chiến lược đó với lại cấp giảng viên hay các nhà khoa học để thực hiện các chiến lược, cái kế hoạch mà nhà trường đã đưa ra.
Phóng viên: Trước mắt là nhấn mạnh vào vai trò của người lãnh đạo cấp cao, tức là ở đây là Chủ tịch Hội đồng trường hay Hiệu trưởng thì có tiêu chí nào để đánh giá xem là hoạt động dẫn dắt của người lãnh đạo đã hiệu quả hay chưa.
TS. Trần Ái Cầm: Chủ tịch Hội đồng trường hay Hiệu trưởng là người sẽ định hướng về tầm nhìn, chiến lược để phát triển cái mô hình đại học khởi nghiệp. Muốn như vậy thì họ phải có tầm nhìn, khát vọng và họ phải có khả năng để huy động được tất cả các nguồn lực để thực hiện. Nguồn lực ở đây bao gồm là các quỹ đất, nguồn vốn để hợp tác với nhau, cùng thực hiện, ươm tạo. Bản thân họ cũng phải có đủ những năng lực quản trị, năng lực chuyên môn cần phải có những cái kiến thức, năng lực chuyên môn nhất định để từ đó vận hành.
Với người lãnh đạo cấp cao, cái quan trọng nhất luôn luôn là truyền cảm hứng, lan toả những giá trị tốt đẹp và động viên, khuyến khích mọi người thực hiện công việc, hướng đến một mục đích chung. Lãnh đạo cũng là một nghề, nó không phải là một con người hay là một cái vị trí nào hết, chính vì là một nghề thì cần người phải tinh thông về cái nghề mà mình đang đảm trách.
Văn hóa khởi nghiệp đã được hình tại tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành
Phóng viên: Với những trường bắt đầu muốn tiếp cận xây dựng đại học khởi nghiệp thì theo bà người lãnh đạo trường nên bắt đầu tiếp cận từ đâu, theo góc độ nào?
TS. Trần Ái Cầm: Luôn luôn sẽ phải làm cái tầm nhìn, cái chiến lược phải được vạch ra rất rõ ràng, định hướng rất rõ ràng và trên cơ sở đó thì cũng phải truyền truyền động lực cho tất cả mọi người để thực hiện và mình phải xây dựng được cái văn hóa, văn hóa, về khởi nghiệp và cũng phải đào tạo và quy tụ được cái nguồn lực để thực hiện cái xây dựng cái mô hình này và cũng phải thực hiện cái việc huy động nguồn vốn để xây dựng cái mô hình đại học khởi nghiệp và mình làm sao mình duy trì mình tạo được một cái hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ngay chính tại cơ sở của mình.
Phóng viên: Thưa bà, là người lãnh đạo có thể gặp những khó khăn hay trở ngại gì trong quá trình này không?
TS. Trần Ái Cầm: Chúng ta đang tiếp cận với vai trò của người lãnh đạo đứng đầu, chắc chắn là sẽ có một số khó khăn trong quá trình xây dựng mô hình đại học khởi nghiệp. Có thể kể đến như: Thứ nhất là tính nghi ngờ với tất cả các bên liên quan về việc mục tiêu có thành công hay không, bởi thực tế, chưa có một mô hình nào được chứng minh là đã thành công; Thứ hai là tính kiên định và Thứ ba yếu tố truyền thông. Bên cạnh đó những khó khăn về chính sách của Nhà nước, Chính phủ, nhất là đối với TP. HCM, các chính sách hỗ trợ đối với các trường đi theo cái mô hình đại học khởi nghiệp chưa thu hút, thủ tục hành chính hay tài chính vẫn có nhiều cái rào cản. Ngoài ra, sự kết nối gắn kết giữa các doanh nghiệp với các bên liên quan tới các trường để thực hiện mô hình đại học khởi nghiệp còn rất nhiều khó khăn.
Phóng viên: Ngoài yếu tố là các lãnh đạo cấp cao của trường đại học thì cái vai trò lãnh đạo của dự án, tức là người trực tiếp làm cái dự án đó có thể là sinh viên, có thể là giảng viên, cũng là một vai trò rất quan trọng bà đánh giá và họ cần những cái kỹ năng gì để có thể dẫn dắt được một dự án thành công?
TS. Trần Ái Cầm: Đầu tiên là đối với trường đại học sẽ phải hướng dẫn, đào tạo cho đối tượng này những cái kiến thức về kỹ năng của một cái người làm khởi nghiệp, dám nghĩ dám làm và kiên trì với cái mục tiêu, định hướng. Hay trang bị những kỹ năng quá trình trình khởi nghiệp như: kỹ năng viết dự án, kỹ năng quản lý, làm việc nhóm, …
Gần đây, khi đánh giá về trường đại học khởi nghiệp thì đã có những cái KPIs, những cái chỉ số mà các trường đại học khởi nghiệp bắt đầu phải hướng đến. Ví dụ như tỉ lệ sinh viên tham gia vào hoạt động khởi nghiệp, số lượng hay là chất lượng các dự án, tỉ lệ thành công các dự án và đặc biệt là đánh giá của nhà tuyển dụng.
Phóng viên: Thời gian tới thì định hướng về đại học khởi nghiệp của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành như thế nào?
TS. Trần Ái Cầm: Cho đến thời điểm này, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành vẫn đang tiếp tục trên con đường trở thành một trường đại học khởi nghiệp. Trong chiến lược của Nhà trường, đến năm 2025 là giai đoạn nhà trường sẽ tổng kết và bắt đầu xây dựng một cái chiến lược mới để hướng đến năm 2035. Ở đó, trong mô hình đại học khởi nghiệp, những chỉ số để đánh giá một trường đại học khởi nghiệp chắc chắn sẽ được nhà trường đưa vào trong KPIs, trong chiến lược và trở thành kế hoạch hành động của nhà trường.
Cho đến thời điểm này, chương trình đào tạo của Nhà trường đã có môn khởi nghiệp, có những cái dự án để sinh viên bắt đầu tìm hiểu, xây dựng cái ước mơ của mình và mạnh dạn được bày tỏ những ý tưởng. Bên cạnh đó, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành còn xây dựng được những vườn ươm cũng như đã tổ chức tập huấn, có đội ngũ thầy cô giáo giảng dạy, đội ngũ mentor, cố vấn.
Phóng viên: Một lời khuyên cho các trường đang muốn xây dựng, tiếp cận với cái đại học nghề nghiệp thì đó là những lời khuyên gì?
TS. Trần Ái Cầm: Đối với mỗi trường, khi đánh giá và thấy rằng chúng ta bắt đầu nên quan tâm đến mô hình đại học khởi nghiệp, đặc biệt là tại TP. HCM, các cơ sở giáo dục đại học cần có cái sự mạnh dạn thay đổi theo góc nhình, năng lực và bối cảnh của từng trường đại học. Các trường có thể tuyên bố sẽ đi theo mô hình đại học khởi nghiệp, nhưng cũng có thể chọn cách thành lập “hub” (Trung tâm) để tạo nên sân chơi, môi trường khởi nghiệp, tham gia vào đào tạo, trang bị những năng lực khởi nghiệp để hướng đến phục vụ cho cộng đồng, đóng góp vào việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Hồng Quang tổng hợp