Đây là ngành học triển vọng giữa cơn “bão” công nghệ và không lo thiếu việc làm, lương cao chót vót
NTTU – Thời đại công nghệ bùng nổ cùng với công cuộc chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ trên khắp toàn cầu là minh chứng rõ nét cho tầm quan trọng của mạng Internet đối với cuộc sống của con người. Chính vì thế, ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu trở nên “hot” hơn bao giờ hết, bởi đây không chỉ là xu hướng lâu dài của tương lai, mà còn là một thị trường đầy tiềm năng để thế hệ trẻ mở rộng cơ hội việc làm, khẳng định năng lực và phát triển bản thân. Bạn đã sẵn sàng tìm hiểu ngành học thú vị này và trở thành một trong những “chiến binh” đưa công nghệ số vươn tầm cao mới?
Ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu thuộc nhóm ngành Công nghệ thông tin. Ngành học này sẽ nghiên cứu những nguyên lý kết nối các máy tính thành mạng; cách thiết kế, xây dựng một hệ thống mạng có kết nối toàn cầu; sự trao đổi thông tin, dữ liệu giữa các thành phần trên mạng. Cũng như phát triển ứng dụng mạng, ứng dụng web, xử lý dữ liệu lớn…
Xu hướng chuyển đổi số mạnh mẽ dẫn đến sức hút của ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu “lên ngôi”. Theo dự báo từ năm 2022 – 2024, Việt Nam vẫn thiếu hụt 150.000 – 195.000 nhân lực công nghệ thông tin hằng năm, khoảng cách này dự kiến còn cao cho đến năm 2024, khi nhu cầu có thể lên tới 800.000 nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin (theo báo Người lao động). Con số này có thể minh chứng cho nhu cầu tuyển dụng nhân sự chất lượng cao của rất nhiều doanh nghiệp lớn/nhỏ, đồng thời, cũng mở ra “cơ hội vàng” cho những tân kỹ sư được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp từ những môi trường đại học uy tín hàng đầu tại Việt Nam.
Chương trình học tại NTTU bám sát thực tế, đáp ứng đúng nhu cầu của xã hội
Hiện nay với sự phát triển như vũ bảo của mạng máy tính. Không có một máy tính nào mà không có nhu cầu kết nối mạng. Do đó cơ hội việc làm trong lĩnh vực này rất cao. Tốt nghiệp kỹ sư ngành Mạng máy tính & Truyền thông dữ liệu các bạn có thể làm việc ở hầu hết các đơn vị trong và ngoài nước có sử dụng máy tính kết nối mạng với mức lương hấp dẫn ở các vị trí khác nhau trong lĩnh vực công nghệ số.
Theo học ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, sinh viên sau khi ra trường sẽ được trang bị kiến thức, kỹ năng chuyên môn tốt, đầy đủ năng lực và phẩm chất để lựa chọn các vị trí việc làm như:
– Về lĩnh vực Điện toán đám mây (Cloud Computing)
Theo thống kê trên mạng xã hội nghề nghiệp Linkedln, điện toán đám mây (Cloud Computing) là một trong những kĩ năng nằm trong top 10 kĩ năng công nghệ có nhu cầu cao nhất năm 2022. Trường Đại học Công Nghệ hiện là thành viên trong chương trình đào tạo Điện toán đám mây của Amazon (Amazon AWS Educate), qua đó, sinh viên sẽ được trợ cấp dùng dịch vụ cloud của Amazon miễn phí, được tham gia đào tạo và thực hành về các chủ đề cloud và các giải pháp AWS, được tăng cơ hội nghề nghiệp qua chương trình AWS Educate Cloud Career Pathway. Sinh viên có thể lựa chọn làm các công việc sau:
+ Quản trị hệ thống trung tâm dữ liệu (data center): Quản trị hệ thống server Window, Linux; Quản trị hệ thống web server Apache, Nginx; Quản trị hệ thống email server; Bảo mật hệ thống (Window, Linux)…
+ Kỹ sư phát triển ứng dụng Cloud: Thiết kế, lập trình hệ thống và ứng dụng, tích hợp nền tảng Cloud Computing với các phần mềm ứng dụng; Nghiên cứu, tư vấn các giải pháp về Cloud Computing, Virtualization…
Thế mạnh vượt trội của NTTU chính là đội ngũ giảng viên tâm huyết, giàu kinh nghiệm thực tế, có học hàm học vị cao, những giáo sư đầu ngành trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học
– Về lĩnh vực Internet của vạn vật (Internet of Things – IoT)
IoT – một trong ba lĩnh vực công nghệ 4.0 được các chuyên gia công nghệ dự đoán là sẽ định hình tương lai ngành công nghiệp 4.0 (Industrial 4.0) trong tương lai (2 lĩnh vực còn lại là Cloud Computing và Artificial Intelligent), đã và đang tạo ra thị trường việc làm vô cùng lớn. Sinh viên học tại UET có cơ hội làm việc trên phòng thực hành IoT của bộ môn để nghiên cứu những giải pháp áp dụng IoT vào nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, nhà thông minh, …, được tham gia khóa học đào tạo chứng chỉ IoT do Cisco cấp bằng. Cùng với đó là cơ hội nghề nghiệp đa dạng, hấp dẫn:
+ Chuyên gia phân tích dữ liệu IoT: Thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu thu được từ các giải pháp IOT; Đưa ra những cơ hội kinh doanh mới nhờ dựa vào các kết quả phân tích thu thập được
+ IoT Product Manager: Phân tích và thiết kế giải pháp IoT tổng thể (sensors, kết nối cloud, giải pháp phân tích dữ liệu…); Phân tích các cơ hội kinh doanh của một giải pháp IoT và những yêu cầu cần thiết để triển khai giải pháp
+ Kỹ sư phát triển hệ thống IoT: Phân tích, thiết kế, phát triển và triển khai các hệ thống IoT, từ hệ thống phần cứng đến lập trình và triển khai phần mềm nhúng, phần mềm phía người dung
Phòng thực hành với trang thiết bị tiên tiến
– Về lĩnh vực Quản trị mạng và an toàn thông tin
Quản trị mạng và an ninh thông tin (Network management and Information Security) hiện đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của nhiều cơ quan, doanh nghiệp hay chính phủ. Lựa chọn định hướng chuyên môn sâu về lĩnh vực này, sinh viên có thể đảm nhận các vị trí công việc:
+ Network Engineer (Kĩ sư mạng): Thiết kế, lắp đặt, cấu hình và bảo trì hạ tầng mạng quy mô lớn; Cài đặt, hỗ trợ và duy trì phần cứng và phần mềm cơ sở hạ tầng mạng; Sẵn sàng ứng cứu khi hệ thống gặp sự cố nhằm đảm bảo hệ thống hoạt động thông suốt 24/7
+ Network Architect (Kiến trúc mạng): Tìm hiểu các yêu cầu về business của công ty; Đưa ra định hướng xây dựng một mạng IT đáp ứng được yêu cầu kinh doanh của công ty; Tính toán được các mức đầu tư cần thiết để triển khai thành công kiến trúc mạng đó.
+ Network Security Engineer (Kĩ sư An ninh mạng): Triển khai và hỗ trợ các giải pháp liên quan đến bảo mật hệ thống như firewall, IPS, VPN; Sử dụng các công cụ kiểm tra khả năng chống tấn công mạng, các công cụ giả lập tấn công mạng; Hỗ trợ thiết kế mạng.
+ Security Solution Engineer (Kỹ sư đưa ra các giải pháp bảo toàn An ninh mạng): Nghiên cứu, cập nhật công nghệ, nhu cầu và định hướng của thị trường bảo mật, các giải pháp của các hãng bảo mật; Đề xuất, tư vấn lãnh đạo roadmap về công nghệ trong lĩnh vực bảo mật phù hợp với nhu cầu của công ty;….
– Về lĩnh vực Phát triển ứng dụng/dịch vụ Web
Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp chuyển sang hoạt động trên nền tảng cloud, dẫn đến sự bùng nổ về nhu cầu tạo ra các ứng dụng hoạt động trên nền tảng Web. Sinh viên có thể trở thành:
+ Front-End Developer (Lập trình viên Front-End): Thiết kế đồ họa cho giao diện của các ứng dụng Web; Viết code xây dựng giao diện của các ứng dụng Web; Phối hợp với back-end developer để xây dựng tính năng của ứng dụng.
+ Back-End Developer (Lập trình viên Back-End): Xây dựng, phát triển những tính năng của một ứng dụng web thông qua việc sử dụng; Các kiến thức về cơ sở dữ liệu (MySQL, SQLite, PostgreSQL, MongoDB); Các ngôn ngữ lập trình phía server (Python, PHP, Ruby, NodeJS); Các công nghệ webserver (Apachie, Nginx)…
+ Full Stack Web Developer (Nhà phát triển web): Thiết kế, xây dựng toàn bộ một ứng dụng web từ frond-end đến back-end
NTTU thường xuyên ký kết hợp tác với các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước
– Về lĩnh vực Công nghệ không dây thế hệ mới – Next generation wireless technology (4G, 5G)
Với số lượng người sử dụng thiết bị di động để truy cập internet ngày càng tăng, cùng với yêu cầu về tốc độ trao đổi dữ liệu qua mạng không dây lớn, dẫn đến nhu cầu nhân lực “khổng lồ” trong lĩnh vực công nghệ cao này:
+ Kĩ sư mạng vô tuyến: Chịu trách nhiệm về khảo sát tại chỗ, lắp đặt, thử nghiệm, vận hành, hỗ trợ kỹ thuật và bảo trì các mạng di động; Triển khai các phần mềm của các mạng không dây di động; Xác định và xử lý các vấn đề kỹ thuật phát sinh; Cung cấp giải pháp kỹ thuật lập kế hoạch và thực hành hỗ trợ mạng…
+ Kĩ sư Datacom: Thực hiện các dự án, công việc kỹ thuật về Datacom; Tham gia vào thiết kế mảng Datacom; Hỗ trợ kỹ thuật, triển khai dự án, kiểm tra và vận hành, duy trì, bảo dưỡng hệ thống Datacom…
+ Kĩ sư quản lý điều hành mạng viễn thông: Quản lý, giám sát, vận hành các thiết bị phần mạng lõi, hệ thống dịch vụ truyền dẫn, kết nối các hướng lưu lượng quốc tế và mạng khác.
+ Kĩ sư tối ưu hóa mạng di động: Thiết kế, tư vấn, xây dựng các phương án kỹ thuật cho các dịch vụ tối ưu chất lượng mạng thông tin di động 3G, 4G; Triển khai dịch vụ tối ưu mạng vô tuyến cùng với các dự án mở rộng vùng phủ sóng và dung lượng mạng
+ Kĩ sư lập trình nhúng: Lập trình nhúng cho thiết bị mạng sử dụng ngôn ngữ C; Phát triển thiết bị nhúng dựa trên nền tảng Linux Kenel; Thiết kế, phát triển giao thức mạng ở Layer 2 và Layer 3…
– Giảng viên, nghiên cứu viên ở các trường đại học, cao đẳng
Với các sinh viên mong muốn làm việc trong môi trường giáo dục, nghiên cứu thì có thể trở thành chuyên viên hay giảng viên làm việc, giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu, đào tạo về công nghệ thông tin.
Trở thành sinh viên của ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu tại NTTU, bạn sẽ thụ hưởng chương trình đào tạo chất lượng cao được đánh giá, xếp hạng hàng đầu tại Việt Nam, cũng như trên các bảng xếp hạng uy tín thế giới. Bằng cấp giá trị, chắc chắn sẽ giúp bạn tạo bước đà rộng mở sự nghiệp trong tương lai.
Khoa có mạng lưới liên kết doanh nghiệp rộng lớn với hơn 250 doanh nghiệp đã ứng dụng các công nghệ mới (trong nước như TMA, CMC, FPT, và quốc tế facebook, google, …) tham gia thực hiện xây dựng chương trình đào tạo, tham gia quá trình đào tạo và đánh giá kết quả đào tạo.
Tại trường Đại học Nguyễn Tất Thành, ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu sẽ được đào tạo trong vòng 3,5 năm. Người học sẽ được trang bị kiến thức nền tảng và chuyên sâu cùng với kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp về lĩnh vực phần cứng máy tính, truyền dữ liệu trên các thiết bị, kết nối mạng hữu tuyến và vô tuyến, mạng di động, tính toán lưới, điện toán đám mây, kết nối vạn vật, phát triển các ứng dụng và dịch vụ trên các hệ thống mạng…
Chương trình đào tạo sẽ được kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành, cùng với hệ sinh thái học tập đa dạng, sinh viên được tiếp cận với Hệ thống học liệu số phong phú; kết nối với mạng lưới doanh nghiệp và tập đoàn công nghệ; Các hiệp hội công nghệ thông tin; Các tổ chức mạng truyền thông quốc gia và quốc tế; Các hội đồng chuyên gia công nghệ thông tin… Mỗi học phần sẽ có 50% lý thuyết và 50% thực hành xây dựng sản phẩm công nghệ thông tin; Chương trình đào tạo theo yêu cầu đặc thù của Chính phủ và có trên 30% thời lượng trải nghiệm thực tiễn tại doanh nghiệp.
Ngoài ra, sinh viên NTTU còn có nhiều cơ hội đi thực tập, thực tế và tiếp cận việc làm sớm, cộng tác cho nhiều cơ quan, doanh nghiệp ngay khi còn ngồi trên ghế Nhà trường, qua các chương trình “Ngày hội tuyển dụng” với hàng trăm đơn vị, doanh nghiệp tham gia tuyển dụng. Vì vậy, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ngành này có việc làm đúng ngành đào tạo trong những năm gần đây đạt gần 95% theo khảo sát của Nhà trường.
Không chỉ học tập trong môi trường giáo dục top đầu Việt Nam, sinh viên NTTU còn có cơ hội giao lưu, học hỏi trong môi trường quốc tế, gặp gỡ các giáo sư, chuyên gia nước ngoài thông qua các buổi workshop, các chương trình hợp tác giảng dạy, trao đổi tín chỉ… với các đối tác nước ngoài uy tín của Nhà trường.
Bên cạnh đó, sinh viên còn có cơ hội nhận nhiều học bổng hấp dẫn, giá trị cao, được tham gia các câu lạc bộ, hoạt động ngoại khóa, sân chơi trí tuệ, các cuộc thi Khoa học – Công nghệ quy mô lớn… góp phần tạo nên những năm tháng sinh viên sôi nổi và năng động.
1. Chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật mạng
a. Họ là ai?
Kỹ sư Công nghệ kỹ thuật mạng đảm nhận việc nghiên cứu, thiết kế, triển khai hạ tầng mạng cho doanh nghiệp, đảm bảo hiệu năng của hệ thống mạng. Họ cũng là người vận hành, duy trì, bảo dưỡng, nâng cấp hạ tầng mạng tại đơn vị sử dụng; đảm bảo cho thông tin, dữ liệu của người dùng được thông suốt trên môi trường mạng máy tính.
b. Việc làm sau tốt nghiệp
+ Chuyên gia phân tích, thiết kế, xây dựng và vận hành hệ thống mạng LAN/WAN;
+ Chuyên viên xây dựng hạ tầng điện toán đám mây, bảo trì và phát triển hệ thống mạng;
+ Chuyên viên bảo trì, bảo dưỡng hạ tầng mạng;
+ Chuyên viên / Tư vấn viên về vấn thiết kế các giải pháp hạ tầng mạng;
+ Nghiên cứu viên sau đại học, Giảng viên giảng dạy Hệ thống máy tính, Mạng máy tính tại các cơ sở đào tạo.
2. Chuyên ngành Quản trị hệ thống mạng
a. Họ là ai?
Kỹ sư Quản trị hệ thống mạng là người lựa chọn, triển khai và quản trị hệ thống quản trị mạng phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Họ là người đáp ứng các yêu cầu quản trị người dùng và tài nguyên mạng; Họ quản lý, điều phối, phân quyền cho người dùng máy tính những thông tin, dữ liệu, tài nguyên mạng sao cho phù hợp nhất; Họ cũng là người thiết lập các chính sách đảm bảo an toàn, nâng cao hiệu năng hoạt động của hệ thống mạng.
b. Việc làm sau tốt nghiệp
+ Chuyên gia phân tích, thiết kế, triển khai, vận hành và quản trị hệ thống mạng doanh nghiệp;
+ Chuyên viên xây dựng phương án quản trị cho hệ thống điện toán đám mây;
+ Chuyên viên vận hành, triển khai chính sách quản trị hệ thống mạng;
+ Tư vấn viên về giải pháp, hoạch định chính sách quản trị hệ thống mạng;
+ Nghiên cứu viên sau đại học, Giảng viên giảng dạy Mạng máy tính, Quản trị mạng máy tính tại các cơ sở đào tạo.
3. Chuyên ngành An ninh không gian mạng
a. Họ là ai?
Kỹ sư An ninh không gian mạng chịu trách nhiệm nghiên cứu, lập chính sách, triển khai các giải pháp đảm bảo an ninh cho mạng máy tính, ngăn chặn, khắc chế các cuộc tấn công mạng tiềm tàng nhằm đảm bảo an toàn cho người dùng mạng cũng như máy tính và dữ liệu. Họ cũng là người am hiểu về các công nghệ mạng, các hệ thống quản trị mạng để đưa ra các chính sách và giải pháp an ninh mạng hiệu quả nhất có thể.
b. Việc làm sau tốt nghiệp
+ Chuyên gia hoạch định chính sách đảm bảo an toàn cho hệ thống mạng;
+ Chuyên viên tư vấn, thiết kế giải pháp bảo mật mạng máy tính; kiểm thử độ an toàn hệ thống mạng;
+ Chuyên viên giải pháp phòng chống tấn công mạng, giảm thiểu tác hại của các cuộc tấn công mạng;
+ Nghiên cứu viên sau đại học, Giảng viên giảng dạy Mạng máy tính, An ninh mạng máy tính tại các cơ sở đào tạo.
Các phương thức xét tuyển
►Thí sinh đăng ký tại đây để được tư vấn chi tiết hơn:
———————————————————————————————
Thông tin liên hệ:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
Địa chỉ: 300A Nguyễn Tất Thành, phường 13, quận 4, TP. HCM
Tổng đài: 1900 2039
Hotline: 0902 298 300 – 0906 298 300 – 0912 298 300 – 0914 298 300
Website: ntt.edu.vn hoặc tuyensinh.ntt.edu.vn
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành