Cùng NTTU bỏ túi bí kíp làm thế nào để tăng điểm rèn luyện?

NTTU – Nếu ở bậc phổ thông, học lực và hạnh kiểm là 2 yếu tố luôn song hành cùng nhau, quyết định kết quả học tập cuối cùng thì trên giảng đường đại học, bên cạnh điểm số tích lũy thì điểm rèn luyện chính là tấm gương phản chiếu sự năng động, tích cực của sinh viên với các hoạt động xã hội, trường, lớp trong quá trình học tập tại trường

Quan trọng hơn, đểm rèn luyện là một trong những điều kiện quyết định đến vấn đề duy trì học bổng của sinh viên. Vậy làm sao để tích lũy điểm rèn luyện? tích lũy điểm rèn luyện có khó hay không? NTTU mời bạn cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nha.

1. Điểm rèn luyện (ĐRL) là gì? Có quan trọng không?
Ở thời cấp 1, 2, 3 bên cạnh học lực thì còn có hạnh kiểm, 2 yếu tố này dùng để xét danh hiệu của 1 học sinh cũng như là tiêu chí để xét lên lớp hay ở lại lớp, có được nhận vào học ở các trường cấp 2 hay cấp 3 hay không. Thì lên Đại học, ĐRL cũng gần như “na ná” với hạnh kiểm, dùng để đánh giá đạo đức, tác phong, tuân thủ nội quy nhà trường, pháp luật nhà nước, các hoạt động của sinh viên (SV).

ĐRL có quan trọng không? Chắc chắn là quan trọng rồi.
Điểm rèn luyện thường được sử dụng để:
– Đánh giá và phân loại kết quả rèn luyện của sinh viên theo từng học kỳ, từng năm học và toàn khóa học.
– Xét duyệt học bổng, xét khen thưởng – kỷ luật, xét thôi học, ngừng học, xét lưu trú kí túc xá và các ưu tiên khác trong quy định của trường.
– Căn cứ xét thi tốt nghiệp, làm luận văn hoặc khóa luận tốt nghiệp; được ghi chung vào bảng điểm kiết quả học tập và lưu trong hồ sơ người học khi tốt nghiệp ra trường.

2. Phân loại kết quả rèn luyện như thế nào nhỉ?

3. Thang ĐRL được tính như thế nào, bạn đã biết chưa?
ĐRL là một yêu cầu bắt buộc đối với sinh viên. Điểm rèn luyện là điểm đạt được khi đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của sinh viên trên 05 tiêu chí đánh giá, theo thang điểm 100, cụ thể:
– Đánh giá về ý thức tham gia học tập (Từ 0 đến 20 điểm)
– Đánh giá về ý thức chấp hành nội quy, quy chế, quy định trong Nhà trường (Từ 0 đến 25 điểm)
– Đánh giá về ý thức tham gia các hoạt động chính trị, xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể thao, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội (Từ 0 đến 20 điểm)
– Đánh giá về ý thức công dân trong quan hệ cộng đồng (Từ 0 đến 25 điểm)
– Đánh giá về ý thức và kết quả tham gia công tác cán bộ lớp, các đoàn thể, tổ chức khác trong nhà trường hoặc sinh viên đạt được thành tích đặc biệt trong học tập, rèn luyện (Từ 0 đến 10 điểm)

Theo đó, sinh viên dựa vào tình hình tham gia hoạt động, học tập thực tế của bản thân sẽ tiến hành tự đánh giá. Sau đó, sẽ được kiểm tra và đánh giá theo cấp độ tăng dần từ lớp, khoa rồi đến trường và đưa ra kết quả cuối cùng. Đối với mỗi tiêu chí, điểm đánh giá không được vượt qua mức điểm đã quy định.

4. Làm thế nào để tích lũy điểm rèn luyện?

Nghe phân tích các hạng mục, mức điểm có vẻ khó nhưng việc tích lũy điểm rèn luyện dễ hơn các bạn nghĩ đấy nhé. Nhà trường và các khoa luôn tạo điều kiện cho sinh viên tích lũy bằng nhiều hoạt động thú vị, bổ ích như các buổi talkshow, workshop hay các chương trình vì cộng đồng, sân chơi, cuộc thi học thuật, văn hóa, thể thao,…

Bước vào năm học mới, sinh viên sẽ được tham gia tuần sinh hoạt đầu khóa, việc làm bài thu hoạch đầy đủ sau khi kết thúc sinh hoạt là các bạn đã có điểm ngay từ những tuần đầu tiên. Bên cạnh đó, cần tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa do trường hoặc địa phương tổ chức, tham gia và hoàn thành nhiệm vụ công tác ban cán sự lớp, công tác Đoàn – Hội, đồng thời, hỗ trợ và tham gia tích cực vào hoạt động chung của Lớp, Khoa, Viện, Trường chính là cách để tích lũy điểm rèn luyện.

Ngoài ra, “đặc sản” ở NTTU chính là sự đa dạng của các câu lạc bộ – đội, nhóm. Các bạn chỉ cần casting và trở thành thành viên, tích cực đóng góp cho sự phát triển của câu lạc bộ để nâng cao năng lực và cũng là một “mẹo” để có điểm rèn luyện.

Tin tức khácXem thêm