Ngành Luật kinh tế – Những người bảo vệ “cán cân công lý”
NTTU – Đứng trước sự phát triển về nhu cầu kinh doanh và các chính sách kinh tế, sự am hiểu về các vấn đề phức tạp liên quan đến pháp lý, pháp luật sẽ giúp bạn trở thành chuyên gia trong ngành cùng cơ hội việc làm màu mỡ. Do đó, hành lang pháp lý và các vấn đề liên quan đến ngành Luật kinh tế đang được quan tâm, là sự lựa chọn của nhiều bạn học sinh. Từ đó, ngành Luật kinh tế trở thành một ngành học “hot” thu hút các bạn trẻ cùng với đó đây là ngành có tiềm năng phát triển nghề nghiệp trong tương lai
Vậy điều gì khiến nhiều thí sinh lựa chọn ngành Luật Kinh tế tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành và muốn gắn bó thời thanh xuân với ngành nghề đáng quý này trong nhiều năm qua? Cùng NTTU đi tìm câu trả lời ở bài viết dưới đây bạn nhé.
1. Ngành Luật kinh tế là…
Luật kinh tế là ngành thừa hưởng nền tảng từ Luật học kết hợp với kiến thức trong lĩnh vực kinh tế, thương mại. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, Luật kinh tế là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tổ chức và quản lý kinh tế của nhà nước và trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh với nhau.
Trong xu hướng hội nhập quốc tế, bối cảnh nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, càng nhiều các doanh nghiệp bắt tay hợp tác, đa dạng các hoạt động cạnh tranh. Theo đó, ngành Luật kinh tế trở thành một ngành nghề quan trọng bởi doanh nghiệp nào cũng cần nắm rõ luật pháp để triển khai các hoạt động kinh doanh hiệu quả.
2. Triển vọng trong cơ hội việc làm dành cho sinh viên ngành Luật kinh tế
Theo Báo cáo của Tòa án Nhân dân tối cao, trong giai đoạn gần đây, tòa án đã thụ lý hơn 1,500,000 vụ án, trong đó khoảng 30% thuộc lĩnh vực kinh doanh, thương mại. Và trong các vụ án tranh chấp về kinh doanh, có đến 32% là về lĩnh vực đầu tư, tài chính ngân hàng: 20% liên quan đến kinh doanh hàng hóa.
Số liệu trên cho thấy nhu cầu nguồn nhân lực cho ngành luật kinh tế là vô cùng lớn. Bởi pháp luật chính là công cụ bảo vệ, duy trì sự ổn định và an toàn, có ý nghĩa góp phần vào sự phát triển mạnh mẽ hay suy yếu của bất kỳ cơ sở kinh doanh nào.. Vì lẽ đó, ngành Luật kinh tế liên tục được đứng vào danh sách các nhóm ngành có cơ hội làm việc cao, sau khi hoàn thành chương trình học các bạn sinh viên có thể xin việc và đảm nhiệm các vị trí sau đây:
• Chuyên gia tư vấn pháp lý, phân tích, đánh giá, giải quyết các vấn đề phát sinh trong kinh doanh và đảm bảo các chính sách của Nhà nước và các công ước quốc tế có liên quan đến lĩnh vực kinh tế
• Chuyên viên thực hiện các dịch vụ pháp lý của Luật sư hoặc người hành nghề Luật sư
• Chuyên viên tư vấn pháp luật, chuyên viên lập pháp, hành pháp và tư pháp cho các tổ chức kinh tế – xã hội hay tại các doanh nghiệp
• Chuyên viên nghiên cứu, giảng dạy về Luật kinh tế tại các cơ quan, trường học
• Chuyên viên tư vấn Sáp nhập và Mua lại tại công tu tư vấn Merger & Acquisition hoặc cho tập đoàn lớn.
Phiên tòa giả định là mô hình học tập thiết thực dành cho sinh viên đang học tập học tại ngành Luật kinh tế của NTTU, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, gắn lý luận với thực tiễn với mục tiêu “học-hiểu-hành”. Đây là hình thức phổ biến mang tính trực quan, sinh động giúp sinh viên tiếp thu nội dung pháp luật một cách tự nhiên, là cơ hội để sinh viên trực tiếp tham gia nghiên cứu những vụ án thực tế và rèn luyện các kỹ năng giao tiếp, tranh luận, làm việc nhóm…
3. Luật kinh tế học gì?
Sinh viên học ngành Luật kinh tế được cung cấp kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về pháp luật, thực tiễn pháp lý, pháp luật trong kinh doanh, bao gồm:
• Kiến thức chuyên môn về tranh tụng trong kinh doanh và giải quyết tranh chấp thông qua quá trình phân xử.
• Kỹ năng tổ chức công việc, tra cứu, cập nhật và phân loại văn bản quy phạm pháp luật.
• Cách thức nghiên cứu và xử lý các vấn đề pháp lý liên quan đến doanh nghiệp và sự quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.
Đặc biệt, 3 định luật kinh tế của Adam Smith (nhà triết học và kinh tế lỗi lạc) mà sinh viên sẽ được làm quen là: Luật cung – cầu, luật tư lợi và luật cạnh tranh. Bên cạnh đó, một số môn học then chốt trong ngành này bao gồm: Luật Sở hữu trí tuệ, Pháp luật và Quy chế kinh doanh, Luật kinh doanh/thương mại, Nghĩa vụ bồi thường ngoài hợp đồng, Thủ tục đầu tư và đăng ký Kinh doanh, Phá sản và giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, Luật kinh doanh bất động sản, Luật đầu tư, Luật xây dựng,…
4. Làm thế nào để tự tin cạnh tranh trong ngành này?
Theo số liệu thống kê số lượng thí sinh đăng ký nguyện vọng theo những năm gần đây, tỉ lệ thí sinh tăng đáng kể trong khối ngành Luật kinh tế. Do đó khả năng cạnh tranh trong việc làm tại các công ty, doanh nghiệp tăng lên rất cao. Tuy nhiên, Theo NTTU thì các bạn sinh viên cần có được sự tin tin đứng vững trên thị trường, khả năng làm việc chất lượng mới có thể khẳng định được thị trường lao động và thị trường ứng viên có dồi dào hay không.
Bên cạnh đó, để trở thành một trong các ứng viên tiềm năng và rơi vào “mắt xanh” của nhà tuyển dụng bạn cần nghiêm túc, trau dồi kiến thức và kỹ năng trong suốt quá trình học tập . Hơn thế nữa, bạn cần lựa chọn môi trường phù hợp giúp cho chất lượng đào tạo bài bản và chuyên nghiệp.
Đối với chuyên ngành Luật kinh tế, các bộ môn được học tại trường là kiến thức nền tảng và bạn cần phải biết được định hướng nghề nghiệp tương lai theo chuyên ngành nào, không phải bạn ôm hết tất cả các bộ luật và học thuộc lòng sẽ trở thành người làm Luật kinh tế giỏi. Điều quan trọng là năng lực và bản lĩnh để giải quyết vấn đề thực tế.
Ngành Luật kinh tế sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao và những kỹ năng chuyên sâu về pháp luật và thực tiễn pháp lý trong kinh doanh, khả năng nghiên cứu và xử lý những vấn đề pháp lý phát sinh trong thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giữa các doanh nghiệp với nhau và sự quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp.
Một số tố chất và kỹ năng mà người học Luật kinh tế cần phải có để có thể thăng tiến trong công việc là:
– Đam mê tìm tòi, trí nhớ tốt: các ngành nghề trong xã hội không ngừng thay đổi để thích ứng với sự phát triển, vì thế, các luật sư luôn không ngừng trau dồi vốn kiến thức để bắt kịp sự thay đổi ấy. Việc ghi nhớ tốt các điều, khoản, chương, quy trình, thủ tục tố tụng,… giúp hiểu rõ và dễ dàng áp dụng cho công việc.
– Có tư duy phân tích, logic: đây là tố chất cần có của người làm nghề luật. Việc phân tích, mổ xẻ, xâu chuỗi các khía cạnh giúp nhìn nhận vấn đề khách quan, trung thực. Bên cạnh đó, việc liên kết tốt các điều luật còn giúp đưa ra những giải pháp luật hiệu quả cho khách hàng.
– Có khả năng thuyết phục, giải quyết vấn đề: để có thể làm sáng tỏ nhiều vấn đề, bảo vệ tốt các ý kiến hay bào chữa cho thân chủ, người làm nghề luật phải có khả năng thuyết phục người khác lắng nghe bằng cách đưa ra các giả thuyết làm rõ luận điểm.
5. Học ngành Luật kinh tế ở đâu?
Có nhiều trường đại học đào tạo ngành Luật Kinh tế uy tín tại khu vực TP. HCM, trong đó có thể kể đến địa chỉ uy tín đào tạo ngành này là Trường ĐH Nguyễn Tất Thành.
Sinh viên yêu thích nghề này sẽ được các thầy cô giàu kinh nghiêm truyền lửa cho các bạn ngay từ những năm đầu tiên ở môi trường Đại học.
Các bạn cần tìm hiểu Đề án tuyển sinh của mỗi trường, phương thức xét tuyển và tham khảo điểm trúng tuyến các năm gần đây để xét tuyển vào trường đại học phù hợp nhất với kết quả học tập và thi THPT.
Cụ thể, tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành trong mùa tuyển sinh 2024 Nhà trường sử dụng 04 phương thức xét tuyển như sau:
6. Ngành Luật kinh tế tại NTTU có gì khác biệt?
Là ngành học thừa hưởng nền tảng từ Luật học kết hợp với kiến thức trong lĩnh vực kinh tế, thương mại… Luật Kinh tế tại NTTU sẽ trang bị đầy đủ các kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về pháp luật, thực tiễn pháp lý, pháp luật trong kinh doanh; khả năng nghiên cứu và xử lý những vấn đề pháp lý trong kinh doanh, giúp doanh nghiệp phát triển thuận lợi nhất.
Có thể nói, vừa vững vàng kiến thức, vừa sắc bén tư duy, vừa nhanh nhẹn, linh hoạt, nắm bắt xu hướng kinh doanh… chính là những gì mà một cử nhân Luật Kinh tế tại NTTU sẽ được trang bị.
Ngoài ra, tại NTTU, bạn cũng sẽ được tham gia Phiên toà giả định, các cuộc thi về pháp luật,… do Nhà trường và Khoa tổ chức, vừa để giải trí – vừa là dịp củng cố kiến thức vững chắc hơn. Hàng loạt các chuyến tham quan thực tiễn tại Toà án, Viện kiểm sát, Bộ phận pháp lý doanh nghiệp … cũng sẵn sàng chào đón bạn.
Cộng thêm đó, xuyên suốt quá trình học, đội ngũ giảng viên dày dặn kinh nghiệm sẽ luôn bên cạnh đồng hành, giúp các bạn rèn luyện khả năng xử lý tình huống, khẳng định bản thân và trau dồi kiến thức lẫn kỹ năng sống.
Hy vọng những thông tin trên hữu ích cho các em đang băn khoăn tìm cho mình một ngành nghề phù hợp. Đừng để những nỗi sợ cản bước em theo đuổi đam mê của mình, ngành Luật Kinh tế tại NTTU chắc chắn sẽ là nơi đáng để em gửi gắm thanh xuân của mình đó.
Cẩm Thạch