Chất lượng việc làm của SV sau tốt nghiệp là thước đo chất lượng đào tạo của nhà trường

“Trường ĐH Nguyễn Tất Thành luôn tâm niệm kết quả của quá trình đào tạo của nhà trường luôn được thể hiện rõ bởi tỷ lệ sinh viên có việc làm trước, ngay và sau khi ra trường đúng ngành nghề đào tạo, trải rộng ở các vị trí công việc, cấp độ trong các tổ chức của nền kinh tế trong và ngoài nước”, đó là phát biểu của PGS – TS. Nguyễn Mạnh Hùng khi nói về việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp.

Đất nước đang trên đường hội nhập, cần một nguồn nhân lực chất lượng cao một tấm bằng đại học không còn là chiếc chìa khóa vạn năng để mở cánh cửa vào đời. Bằng cấp chỉ là điều kiện cần, để thành công trong sự nghiệp người lao động cần phải có điều kiện đủ là phải có kiến thức thực tiễn, chứng tỏ được kỹ năng thực hành tốt, thái độ làm việc đúng đắn. Nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc đào tạo ra sinh viên không chỉ có được việc làm mà phải đạt yêu cầu của doanh nghiệp đề ra ngay từ những ngày đầu thành lập Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã kết hợp triết lý đào tạo “Thực học, thực hành, thực danh, thực nghiệp”. Đây là tôn chỉ giáo dục và đào tạo của Trường Đại học Nguyễn Tất Thành. Tôn chỉ đó bắt nguồn từ đặc thù của Trường, một ngôi trường gắn liền với doanh nghiệp, nên hiểu giá trị thực sự việc học, bằng cấp là người học phải có việc làm và phải thành công trong sự nghiệp.

SV tốt nghiệp phải có việc làm là sứ mệnh cốt lõi của nhà trường

Việc chọn định hướng ứng dụng và thực hành trong sứ mạng và tầm nhìn mang yếu tố quyết định, giúp tỷ lệ SV có việc làm cao nhờ đáp ứng đúng yêu cầu phát triển hiện nay của nền kinh tế. Bên cạnh đó, nhà trường còn hướng tới mục tiêu đáp ứng nhu cầu giáo dục đại chúng, tri thức hóa nguồn nhân lực, tạo lập một môi trường học tập tích cực và trải nghiệm thực tiễn cho sinh, trang bị cho họ năng lực tự học, khơi dậy tinh thần hiếu học, sáng tạo khởi nghiệp, có trách nhiệm với cộng đồng để họ phát triển mọi tiềm năng và có thể thích ứng với một xã hội đang thay đổi, có cơ hội tìm được việc làm ngay khi tốt nghiệp. Kể từ khi nâng cấp thành trường ĐH Nguyễn Tất Thành đến nay (2011), nhà trường đã đào tạo hơn 30.000 sinh viên, cung ứng hàng ngàn kỹ sư, cử nhân chất lượng cao cho cả nước, đặc biệt cho khu vực phiá Nam.  88% sinh viên của trường có việc làm sau một năm tốt nghiệp, có 24% sinh viên làm việc trong khối nhà nước, tư nhân là 28%, liên doanh nước ngoài 37%, tự tạo việc làm 12%. Nhận xét về chất lượng sinh viên của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành bà Nguyễn Thị Thu Thủy, giám đốc Công ty TNHH Nevon cho biết: “Chúng tôi đánh giá cao năng lực và trình độ của sinh viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, đa phần các em đều biết cách vận dụng những kiến thức, kỹ năng có được từ quá trình học tập vào ứng dụng trong công việc thực tiễn với một thái độ chuyên nghiệp. Tôi tin chắc, nhiều sinh viên trường ĐH Nguyễn Tất Thành trong tương lai sẽ trở thành những doanh nhân thành đạt”.

“Sinh viên sau tốt nghiệp phải có việc làm” là sứ mệnh cốt lõi của nhà trường

Để sinh viên đáp ứng được yêu cầu của xã hội, nhà trường rất quan tâm tới chương trình đào tạo, thường xuyên cập nhật và so sánh với các chương trình nước ngoài để phù hợp với yêu cầu ngành nghề tại Việt Nam. Đội ngũ giảng viên của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành là nhưng người có học hàm học vị, có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm giảng dạy, có đạo đức và tâm huyết với nghề.  Chương trình đào tạo của Trường được thiết kế không chỉ bởi các giáo sư đầu ngành, các giảng viên mà còn có sự đóng góp, phản biện từ chính những doanh nghiệp sử dụng lao động, các chuyên gia hàng đầu từ các doanh nghiệp liên kết với Nhà trường. Bên cạnh nâng cao kiến thức chuyên môn, nhà trường cũng trang bị cho sinh viên các kỹ năng ngoại ngữ, tin học và kỹ năng mềm. Đặc biệt, chúng tôi quan tâm đến việc để giảng viên truyền đạt và tư vấn trực tiếp cho SV các kỹ năng sinh hoạt nhóm, làm việc nhóm nhằm tăng sự hào hứng trong việc học cho các em, nhờ đó chất lượng đào tạo được nâng cao.

Tạo ra liên minh chiến lược với doanh nghiệp

Hiểu rõ giá trị cốt lõi trong việc giúp sinh viên có môi trường thực học thực hành, trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã hướng công tác đào tạo của mình sang đào tạo nhân lực gắn với việc làm. Đào tạo gắn với việc làm là chủ trương đúng đắn nhằm làm thay đổi tư duy và cách làm giáo dục hiệu quả hơn trong điều kiện đất nước ta đang đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa. Điều này không chỉ giúp trường nâng cao uy tín mà còn mang đến cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi ra trường.

NTTU với định hướng đào tạo gắn với việc làm đã mang đến cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi ra trường

Trường cũng có Trung tâm xuất khẩu Lao động liên kết với các tổ chức giáo dục, nghề nghiệp của các nước trong khu vực và thế giới để gới thiệu chỗ làm cho sinh viên có nhu cầu làm việc tại nước ngoài.

Hiện nay, nhà trường cam kết 100% sinh viên ra trường sẽ có việc làm phù hợp đúng với triết lý đào tạo gắn kết 4 nhà “ Nhà trường – Nhà doanh nghiệp – Nhà quản lý – Nhà khoa học”

Nhà trường cũng tạo ra liên minh chiến lược với các doanh nghiệp, liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp trong công tác đào tạo, nhà trường đã triển khai công tác đào tạo theo phương châm “ lý luận phải gắn liền với thực tiễn”, các học phần đào tạo được phân chia hợp lý, chương trình lý thuyết sẽ được đào tạo tại trường và chương trình thực hành sẽ được đào tạo tại các doanh nghiệp với sự tham gia giảng dạy của các chuyên gia làm việc trực tiếp trong các lĩnh vực tại các doanh nghiệp tạo điều kiện cho sinh viên nắm vững kiến thức ngay trong quá trình học, nâng cao năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, kỹ năng tự học, tư duy độc lập trong sinh viên, kết hợp kiến thức lý thuyết với thực hành, thực tiễn cuộc sống giúp sinh viên dễ dàng tiếp cận với môi trường làm việc ngay sau khi ra trường. Bên cạnh đó, CLB doanh nghiệp của trường thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, hội chợ việc làm giúp sinh viên đang theo học tại trường có cơ hội tiếp xúc với doanh nghiệp ngay trong quá trình học tập, tạo cơ hội cho các em sớm tiếp cận với thực tế cũng như hỗ trợ giới thiệu việc làm bán thời gian phù hợp với ngành nghề theo học, giúp các em thêm kinh nghiệm và bổ sung thu nhập.

 

Nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, hội chợ việc làm giúp SV có cơ hội tiếp xúc với doanh nghiệp

Nhận định về liên minh chiến lược với doanh nghiệp của nhà trường, anh Nguyễn Văn Trắng, Giám đốc công y Kiểm toán KSI cho biết: “Liên minh chiến lược giữa nhà trường và doanh nghiệp không chỉ mang lại lợi ích cho nhà trường mà chúng tôi cũng có lợi. Nhà trường đã cung ứng nguồn lao động rất lớn cho chúng tôi, điều đặc biệt là chúng tôi không phải đào tạo lại vì nhà trường  đã gắn lý thuyết với thực hành, tiết kiệm một khoản chi phí đào tạo rất lớn cho doanh nghiệp”.

Doanh nghiệp xem nhà trường là nguồn cung cấp lao động kỹ thuật và có thể dựa vào nhu cầu của công ty mà chủ động đặt hàng nhà trường đào tạo. Từ đó, nhà trường sẽ đề xuất sự đóng góp của các doanh nghiệp và những chuyên gia trong các công ty lớn để góp ý xây dựng giáo trình phù hợp với yêu cầu công việc tại công ty mình, đồng thời tạo điều kiện thực tập để sinh viên có thể làm quen với công việc thực tế, tạo điều kiện cho sinh viên vừa học vừa làm theo tiến trình giảng dạy. Hình thức này góp phần chuyên môn hóa đào tạo và có thể tạo ra nguồn nhân lực được đào tạo chuyên sâu.  

Bài: Phượng Nguyễn

Ảnh: Duy Anh

Tin tức khácXem thêm