Trường ĐH Nguyễn Tất Thành: Đa dạng hình thức xét tuyển

NTTU – Để tăng cơ hội vào đại học cho các em học sinh, trong năm 2019, ngoài hai phương thức chính xét điểm từ kỳ thi THPT Quốc gia và xét theo học bạ THPT lớp 12, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành sẽ có thêm 3 phương thức xét tuyển mới.

Để trúng tuyển vào trường đại học năng động, hiện đại và có hệ thống đào tạo chất lượng như Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, khuyến khích các bạn chọn đồng thời nhiều phương thức xét tuyển trên để tăng cơ hội vào đại học.

Phong phú cách thức xét tuyển

Năm 2019, ĐH Nguyễn Tất Thành dự kiến xét tuyển theo 5 phương thức. Riêng hai ngành Y khoa, Y học Dự phòng sẽ xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT và tổ chức phỏng vấn.

Phương thức 1: Xét kết quả thi THPT quốc gia 2019

Phương thức 2: Xét điểm học bạ năm lớp 12 theo điểm trung bình của tổ hợp môn hoặc điểm trung bình chung cả năm lớp 12. Với số điểm từ 6.0 trở lên.

Phương thức 3: Xét kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP. HCM (thí sinh đã tốt nghiệp THPT)

Phương thức 4: Tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển thí sinh đạt giải các kỳ thi quốc gia và quốc tế

Phương thức 5: Xét tuyển các thí sinh người nước ngoài có đủ điều kiện học tập hoặc theo dạng cử tuyển

Trường cũng dự kiến sẽ tuyển sinh với mức chỉ tiêu là 5.700. Trong đó dành 50% chỉ tiêu cho phương thức 1, 40% chỉ tiêu cho phương thức 2, 10% chỉ tiêu cho phương thức 3, 4, 5. Đặc biệt, năm nay Trường sẽ bắt đầu đào tạo từ xa 5 ngành Quản trị Khách sạn, Quản trị Nhà hàng & Dịch vụ ăn uống, Quản trị Kinh doanh, Luật kinh tế và Công nghệ Thông tin.

Với các ngành năng khiếu, ĐH Nguyễn Tất Thành sẽ kết hợp xét kết quả học tập THPT cùng điểm thi môn năng khiếu do Trường tổ chức. Thí sinh cũng có thể nộp kết quả thi năng khiếu từ trường khác để xét tuyển. Nhằm tạo điều kiện cho thí sinh có được kết quả cao trong kỳ thi, Trường sẽ mở lớp ôn thi năng khiếu miễn phí dành cho các em.

Đa dạng ngành học đáp ứng nhu cầu xã hội

Năm 2019, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành tuyển sinh 44 ngành đào tạo bậc đại học, trong có 11 ngành mới gồm: Kỹ thuật xét nghiệm y học, Logistic và quản lý  chuỗi cung ứng, Marketing, Thương mại điện tử, Du lịch, Tâm lý học, Quan hệ công chúng, Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam,  Truyền thông đa phương tiện, Quay Phim, Diễn viên kịch – Điện ảnh – Truyền hình. Đây được xem là những ngành “hot” và phù hợp với nhu cầu phát triển nguồn nhân lực xã hội trong tương lai.

Tất cả các ngành nghề đào tạo của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đều được tuyển sinh trong phạm vi cả nước cho đối tượng đã tốt nghiệp THPT với 05 phương thức xét tuyển trên.  Theo ThS Nguyễn Quỳnh Sơn – PGĐ Trung tâm tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Nguyễn Tất Thành: “Dù là ngành mới hay ngành mà trường đã đào tạo nhiều năm thì cơ hội trúng tuyển sẽ ngang bằng cho mọi thí sinh; vấn đề còn lại là các bạn cần lựa chọn cho mình ngành nghề yêu thích, tìm hiểu tiêu chí xét tuyển của từng ngành, cuối cùng là phấn đấu học và thi đạt số điểm khả quan để xét tuyển vào ngành mình mong muốn.”

Đảm bảo việc làm cho bạn khi ra trường

Câu chuyện việc làm luôn là mối quan tâm hàng đầu của các em học sinh và quý phụ huynh trước cảnh cửa lựa chọn ngành nghề. Không chỉ chọn ngành học phù hợp với đam mê và năng lực bản thân, việc vào đúng trường đại học đóng vai trò quan trọng cho sự khởi nghiệp thành công.

Một trong những điểm nổi bậc làm nên sự thành công của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành trong việc giải quyết bài toán việc làm cho sinh viên chính là mục tiêu đào tạo gắn liền với việc làm tại các các tập đoàn, công ty và các doanh nghiệp. Để cụ thể hóa mục tiêu này, Ban Giám hiệu Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã tiến hành ký kết hợp tác với nhiều đơn vị có uy tín trong và ngoài nước để làm cơ sở thực tập cho sinh viên trong quá trình học, cũng như việc làm sau khi tốt nghiệp.

Bên cạnh đó, Trường còn mời các đối tác hiện đang giữ nhiều vị trí quan trọng tại các đơn vị để làm cố vấn và kết hợp đào tạo nhằm giúp các em sinh viên tiệp cận thực tế. Hiện nay, CLB doanh nghiệp của Trường có hơn 1.500 doanh nghiệp chính là diễn đàn để nhà trường và đơn vị sử dụng lao động gặp gỡ, hợp tác trong việc đào tạo ra nguồn lao động giỏi kiến thức lẫn chuyên môn.

Nhờ chiến lược liên kết với các doanh nghiệp cùng triết lý đào tạo “Thực học – thực hành – Thực danh – Thực nghiệp” hơn 95% sinh viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành sau tốt nghiệp đã có việc làm ổn định ngay từ 6 tháng đến 1 năm và đang đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước.

Nga Nguyễn – Duy Anh

Tin tức khácXem thêm