Tam thất – dược liệu quý giúp bồi bổ cơ thể
NTTU – Tam thất hay sâm tam thất, kim bất hoán, điền thất nhân sâm, tam sao thất bản (danh pháp: Panax pseudoginseng) là một loài thực vật có hoa họ Nhân Sâm, mộc lâu năm chủ yếu sống và phát triển mạnh ở các vùng núi cao hoang sơ như Lào Cai, Hà Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lai Châu…
Tam thất là một cây thảo dược thân thảo có lá màu xanh đậm phân nhánh từ thân cây, ở giữa có một chùm quả màu đỏ. Nó được trồng hoặc thu thập từ rừng hoang và cây hoang dại có giá trị cao hơn. Người Trung Quốc gọi nó là “rễ ba-bảy” vì cây có ba nhánh với mỗi nhánh có bảy lá. Cũng có thông tin rằng rễ tam thất phải được thu hoạch sau ba đến bảy năm sau khi trồng.
Tam thất
Thành phần hóa học:
Trong rễ cây tam thất bắc chứa nhiều các nhóm thành phần hóa học như saponin (4,42–12%), ginsenosid như Rb1, Rb2, Rb3 Rc, Rd, Re, Rg1, Rg2-Rh1 và glucoginsenosid.
Trong rễ cây tam thất có tinh dầu (trong đó có α-guaien, β-guaien và octadecan). Ngoài ra còn có chứa flavonoid, phytosterol (β-sitosterol, stigmasterol, daucosterol), polysaccharid (arabinogalactan: sanchinan A), muối vô cơ. Có axit amin và các nguyên tố như Fe, Ca và đặc biệt là 2 chất saponin là arasaponin A, arasaponin B…
Tác dụng dược lý:
Tăng cường sức khỏe
Tam thất được y học hiện đại công nhận tác dụng đối với sức khỏe và sinh lực.
Cầm máu, tiêu máu, giảm đau
Chất lỏng (dịch) được tìm thấy trong rễ, thân và lá của tam thất có đặc tính cầm máu rất tốt, giúp cầm máu và giảm đau hiệu quả. Bên cạnh đó, tam thất có khả năng giúp làm giảm vết bầm tím, thúc đẩy giãn mạch ngoại vi mà không ảnh hưởng đến huyết áp hoặc hệ thần kinh trung ương.
Điều hòa hệ thống miễn dịch
Loại thảo mộc đặc biệt này còn đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hệ thống miễn dịch. Bằng cách kích thích chuyển đổi tế bào lympho ở mức độ vừa phải, tam thất giúp tăng cường chức năng miễn dịch, củng cố khả năng phòng vệ của cơ thể chống lại mầm bệnh.
Hưng phấn thần kinh
Các chất chiết xuất từ rễ tam thất còn có các đặc tính kích thích giúp thúc đẩy tinh thần minh mẫn, tăng cường trí nhớ và kiểm soát căng thẳng.
Bảo vệ tim mạch
Tam thất tăng lưu lượng máu mạch vành, bảo vệ cơ tim và ngăn ngừa các tình trạng như thiếu máu cục bộ cơ tim và rối loạn nhịp tim.
Đáng chú ý, nó mang lại những lợi ích này mà không làm giảm huyết áp, giúp bảo vệ thêm cho các tế bào gan và hỗ trợ điều chỉnh nồng độ lipid trong máu.
Chống lão hóa
Với đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ, tam thất chống lại quá trình lão hóa một cách hiệu quả, làm chậm quá trình thoái hóa tế bào và kéo dài tuổi thọ.
Hạn chế sự di căn của tế bào ung thư
Một thành phần có trong tam thất có khả năng ức chế sự di căn của tế bào ung thư, mang đến một tia hy vọng trong cuộc chiến chống lại căn bệnh quái ác này.
Sự di căn của tế bào ung thư
Tác dụng y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền, tam thất vị ngọt hơi đắng, tính ấm, có công dụng chỉ huyết (cầm máu), tán ứ (làm hết ứ trệ), tiêu thũng, định thống (giảm đau), thường được dùng để chữa các chứng bệnh như thổ huyết (nôn ra máu), khái huyết (ho ra máu), nục huyết (chảy máu cam, chảy máu ở các khiếu như mắt, tai…), tiện huyết (đại tiện ra máu), huyết lỵ (chứng kiết lỵ phân có máu), băng lậu (băng huyết, rong huyết, rong kinh), sản hậu huyết vựng (hoa mắt chóng mặt sau khi sinh nở), ác lộ bất hạ (sản dịch, huyết hôi không thoát ra được), trưng hà (trong bụng có khối tích hoặc trướng hoặc đau), tụ máu hay xuất huyết do trật đả, đau do viêm tấy sưng nề… Về cơ bản tam thất là một vị thuốc bệnh với công năng chủ yếu là tán ứ, hoạt huyết, chỉ huyết.
* Lưu ý khi sử dụng tam thất
- Tam thất tốt cho sức khỏe nhưng có một số lưu ý khi sử dụng bạn nhất định phải nắm:
- Không dùng tam thất trong thời gian dài đối với những người thân nhiệt cao hơn bình thường để tránh bị mẫn cảm gây mọc mụn, dị ứng, ngứa ngáy… Xem thêm lạm dụng uống tam thất nhiều có hại không để biết thêm về các tác hại khi dùng tam thất quá thường xuyên.
- Nên thận trọng khi cho trẻ em uống tam thất do trong thành phần của tam thất có thể gây tương tác với một số thuốc, thực phẩm chức năng đang sử dụng.
- Không nên tự ý sử dụng tam thất hoặc lạm dụng nó bởi việc dùng không đúng mục đích, không đúng liều lượng có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- The Plant List (2010). “Panax pseudoginseng”
2. Dua, P. R., Shanker, G., Srimal, R. C., Saxena, K. C., Saxena, R. P., Puri, A., … & Husain, A. (1989). Adaptogenic activity of Indian Panax pseudoginseng. Indian Journal of Experimental Biology, 27(7), 631-634.
DS. Đặng Đức Huy – K. KTXN y học (tổng hợp)